Các thềm băng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn không cho nước chảy quá mức vào các đại dương, điều này có thể khiến mực nước biển toàn cầu tăng vọt.

Nguy cơ thảm họa ngập lụt toàn cầu từ thềm băng Nam Cực

Hoàng Vũ | 11/04/2021, 11:08

Các thềm băng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn không cho nước chảy quá mức vào các đại dương, điều này có thể khiến mực nước biển toàn cầu tăng vọt.

Hơn 1/3 số thềm băng xung quanh Nam Cực có thể sụp đổ nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 4°C so với thời tiền công nghiệp, hậu quả là một khối lượng nước khổng lồ sẽ chảy vào biển, một nghiên cứu mới từ Đại học Reading của Anh cảnh báo.

Các phát hiện này đã được công bố trên tạp chí khoa học địa chất Geophysical Research Letters. Trong đó, các nhà khoa học giải thích rằng những tảng băng trôi gần bờ biển hoạt động giống như một con đập, làm chậm tốc độ băng tan và nước chảy ra biển một cách không kiểm soát.

bang-tan.png
Băng tan tại Nam Cực - Ảnh: Sputnik

"Các thềm băng là vùng đệm quan trọng ngăn các sông băng trên đất liền chảy tự do vào đại dương và góp phần làm mực nước biển dâng cao. Khi chúng sụp đổ, nó giống như một nút chai khổng lồ được đẩy ra khỏi chai, cho phép lượng nước không thể đo đếm được từ các sông băng đổ ra biển", tác giả chính của nghiên cứu Ella Gilbert, một nhà khoa học khí hậu tại Khoa Khí tượng của Đại học Reading, cho hay.

Bà Gilbert nói chi tiết với hãng tin CNN rằng điều này gây ra mối nguy hiểm đáng kể nào đối với các địa phương có đường bờ biển thấp, chẳng hạn như các quốc đảo Nam Thái Bình Dương như Vanuatu và Tuvalu.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng việc kiềm chế nhiệt độ toàn cầu tăng lên 2 độ C sẽ giảm một nửa nguy cơ các thềm băng sụp đổ, qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của nỗ lực bằng mọi cách phải giới hạn sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu theo các điều khoản ghi rõ trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

“Các phát hiện nêu bật tầm quan trọng của việc hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu như đã đề ra trong Hiệp định Paris, nếu chúng ta muốn tránh những hậu quả tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, bao gồm cả nước biển dâng”, bà Gilbert khẳng định.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã xác định 4 thềm băng sẽ bị đe dọa bởi khí hậu ấm hơn gồm thềm băng Larsen C, Shackleton, Đảo Thông và Wilkins do vị trí địa lý và dòng chảy ở những khu vực đó được dự báo sẽ tăng lên.

2301.jpg
Vết nứt trên thềm băng Larsen C của Nam Cực vào năm 2017 - Ảnh: Getty

Bà Gilbert lưu ý Larsen C là thềm băng lớn nhất còn sót lại trên bán đảo Nam Cực. Sông băng Đảo Thông cũng đã thu hút được rất nhiều sự chú ý trong những năm gần đây vì nó đang tan chảy nhanh chóng trước sự biến đổi khí hậu. Theo bà, nếu nhiệt độ tiếp tục tăng với tốc độ hiện tại, các thềm băng sẽ sụp đổ, sông băng sẽ tan chảy vào đại dương, góp phần làm mực nước biển dâng cao, có khả năng lên tới hàng chục cm

Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc đã chỉ ra rằng, thế giới sẽ ấm hơn 3,2 độ C vào cuối thế kỷ này, trong bối cảnh các nhà sinh thái học kêu gọi cộng đồng toàn cầu giảm mạnh sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và ngăn chặn hành tinh đạt đến ngưỡng nhiệt độ trên mức tiền công nghiệp. Trong Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu được ký kết vào năm 2016, 197 quốc gia đã đồng ý với mục tiêu duy trì nhiệt độ toàn cầu ở mức thấp hơn 2 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguy cơ thảm họa ngập lụt toàn cầu từ thềm băng Nam Cực