Một nhà hàng tại tỉnh Hồ Nam phải lên tiếng xin lỗi vì đặt ra yêu cầu thực khách phải tự cân trước khi vào ăn – một hành động hưởng ứng chiến dịch chống lãng phí thực phẩm sai trái.

Nhà hàng Trung Quốc bị chỉ trích vì bắt khách cân trước khi ăn

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 16/08/2020, 14:08

Một nhà hàng tại tỉnh Hồ Nam phải lên tiếng xin lỗi vì đặt ra yêu cầu thực khách phải tự cân trước khi vào ăn – một hành động hưởng ứng chiến dịch chống lãng phí thực phẩm sai trái.

Đây là nhà hàng chuyên phục vụ món chế biến từ thịt bò, khách đến đây phải đứng lên chiếc cân liên kết với ứng dụng đo cân nặng. Ứng dụng dựa trên cân nặng cùng số calorie món ăn để đề xuất món. Không những vậy trước cửa nhà hàng còn đặt một tấm bảng ghi rõ nam hoặc nữ thực khách cân nặng bao nhiêu thì nên ăn món gì.

Quy định này gặpphải phản ứng dữ dội từ cư dân mạng. Từ khóa liên quan đến vụ việc được truy cập hơn 300 triệu lượt trên mạng xã hội Weibo, không ít người chỉ trích việcdựa trên cân nặng để đề xuất món ăn làthiếu căn cứ khoa học, không nghĩ đến cảm nhận của thực khách, là chiêu thức kinh doanh ác ý.

Nhà hàng hôm 15.8 đã đăng tuyên bố xin lỗi kèm theo lời giải thích: “Ý định ban đầu của chúng tôi chỉ là ủng hộ chiến dịch chống lãng phí, ăn uống lành mạnh. Chúng tôi không bao giờ bắt khách tự cân”.

Bảng ghi rõ nam hoặc nữ thực khách cân nặng bao nhiêu thì nên ăn món gì - Ảnh: Sohu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần qua kêu gọi cả nước ngừng lãng phí thực phẩm trong bối cảnh giá cả tăng cao do đại dịch COVID-19 và lũ lụt. Hưởng ứng lời kêu gọi, các nhà hàng quán ăn khuyến khích thực khách gọi ít món ăn hơn số người tại bàn – nỗ lực nhằm thay đổi thói quen ăn uống gọi thừa mứa.

Ngoài ra, truyền thông Trung Quốc thời gian qua cũng công kích trào lưu vừa ăn vừa ghi hình (mukbang). Các nền tảng phát trực tuyến cam kết khóa tài khoản cổ súy ăn uống vô độ, lãng phí.

Cẩm Bình (theo Straits Times, Sohu)
Bài liên quan
Thị trường di động sẽ đóng góp cho nền kinh tế 1.100 tỉ USD vào 2030, Trung Quốc đầu tư mạnh vào 5.5G và 6G
Theo một báo cáo gần đây, thị trường 5G đang phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc dự kiến sẽ bổ sung gần 260 tỉ USD vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2030, với số lượng kết nối 5G chiếm gần 1/3 tổng số toàn cầu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà hàng Trung Quốc bị chỉ trích vì bắt khách cân trước khi ăn