Những chia sẻ thú vị của nhạc sĩ Tuấn Khanh về “Bolero Sài Gòn” giúp chúng ta hiểu thêm một góc khác của thể loại nhạc bình dân nhưng rất đặc biệt này.
>>> Sài Gòn vẫn hát và chưa bao giờ ngủ
Không có nhiều tài liệu cho biết bolero đã bắt đầu du nhập vào Việt Nam chính xác vào năm nào, nhưng dòng nhạc này đã ăn sâu vào lòng người nghe từ những thập niên 50 của thế kỷ trước, đặc biệt là với người miền Nam. Với tính chất dễ hát dễ nghe, có thể nói bolero đã trở thành “đặc sản” của dân Sài Gòn.
Trong buổi ra mắt cuốn sáchSài Gòn vẫn hát– tác phẩm hiện sinh về văn nghệ Sài Gòn, đặc biệt là về dòng nhạc bolero trải dài từ những ngày xưa cũ đến tận nay, với tư cách là khách mời của chương trình, nhạc sĩ Tuấn Khanh đã có những chia sẻ hết sức thú vị về dòng nhạc bolero, một thể loại âm nhạc bình dân phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là tại Sài Gòn từ nửa thế kỷ nay.
Theo nhạc sĩ Tuấn Khanh, bolero có sức sống mãnh liệt và tồn tại mãi với thời gian bởi tính chất dung dị, dễ nghe dễ hát với bất cứ ai. Đó có thể là một người bán kẹo kéo trên hè phố, hoặc là người doanh nhân lịch lãm đều rất phù hợp khi trình bày. Bolero đi vào lòng người Sài Gòn từ những ngày đầu du nhập vào Việt Nam vàđã trở thành một nét văn hóa âm nhạc độc đáo mà ông gọi là “Bolero Sài Gòn”.
Những chia sẻ thú vị của nhạc sĩ Tuấn Khanh về “Bolero Sài Gòn” giúp chúng ta hiểu thêm một góc khác của thể loại nhạc bình dân nhưng rất đặc biệt này.
Clip chia sẻcủa nhạc sĩ Tuấn Khanh về “Bolero Sài Gòn”:
Tiểu Vũ (thực hiện)