Trung Quốc đã nhận được cảnh báo luôn cảnh giác trước khả năng Nhật Bản sẽ can thiệp quân sự trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công vào Đài Loan.

‘Nhật Bản có thể can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan’

Sơn Vân | 21/11/2021, 19:07

Trung Quốc đã nhận được cảnh báo luôn cảnh giác trước khả năng Nhật Bản sẽ can thiệp quân sự trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công vào Đài Loan.

Một bài nghiên cứu cho biết những cử chỉ ủng hộ Đài Loan gần đây cho thấy Nhật Bản cùng Mỹ đã thảo luận về kịch bản đó và đang lên kế hoạch ngăn cản Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm đảo này.

Nhật Bản không chỉ đưa ra các tín hiệu thông qua các cấp chính thức và cá nhân, mà còn cố gắng thực hiện các hành động phản ứng thiết thực thông qua liên minh Nhật-Mỹ hoặc hành động một mình theo khuôn khổ pháp lý hiện hành”, theo bài viết được xuất bản trên tạp chí Các vấn đề Hàng hải và An ninh châu Á-Thái Bình Dương.

Dù hiến pháp Nhật Bản từ bỏ quyền phát động chiến tranh và công chúng có thể miễn cưỡng tham gia vào một cuộc xung đột, bài viết cho biết có ít nhất ba trường hợp trong đó luật an ninh quốc gia năm 2015 cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia - bằng cách cung cấp hỗ trợ hậu cần cho Mỹ, viện dẫn điều khoản “phòng thủ tập thể” để cùng Mỹ bảo vệ Đài Loan hoặc các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản đang bị tấn công.

Trung Quốc coi Đài Loan là một tỉnh ly khai và chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực để thống nhất nó, nhưng Nhật Bản sẽ coi đây là mối đe dọa đáng kể với an ninh quốc gia và trật tự chính trị khu vực.

nhat-ban-co-the-can-thiep-quan-su-neu-trung-quoc-tan-cong-dai-loan.jpeg
Nhật Bản đã tăng cường các cuộc tập trận chung với Mỹ - Ảnh: Handout

Được viết bởi Wu Huaizhong, một nhà nghiên cứu của Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, bài báo cho rằng trong những năm gần đây chính phủ Nhật Bản đã cứng rắn lập trường của mình.

Thật khó để tưởng tượng rằng trong tương lai ngắn hạn và trung hạn, Nhật Bản sẽ tích cực tìm cách tham gia vào một cuộc chiến thảm khốc không thể kiểm soát bất kể cái giá phải trả là bao nhiêu”, bài báo cho biết, đề cập thêm rằng nhiều khả năng Nhật Bản sẽ xem xét cung cấp hỗ trợ hậu cần cho các đồng minh chứ không phải trực tiếp tham gia chiến đấu.

"Câu hỏi không phải là liệu Nhật Bản có can thiệp hay không, mà chỉ là làm thế nào để can thiệp", trích bài viết.

Hải quân Nhật Bản - Mỹ đã tiến hành một loạt cuộc tập trận chung những năm gần đây và tuần trước đã thực hiện ​​cuộc tập trận chống tàu ngầm chung đầu tiên ở Biển Đông, một động thái được coi là nhắm vào Trung Quốc.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Trung Quốc khác cảnh báo rằng Nhật Bản có thể cố gắng sử dụng các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc để trở thành một cường quốc.

Trung Quốc phải theo dõi những nỗ lực của Nhật Bản sử dụng những cơ hội như vậy để đi ngược với Hiến pháp Hòa bình”, là lời cảnh báo từ bài viết trên trang web Diễn đàn Hòa bình Thế giới của Đại học Thanh Hoa từ nhà nghiên cứu Hu Fangxin và Zhang Lihua.

nhat-ban-co-the-can-thiep-quan-su-neu-trung-quoc-tan-cong-dai-loan11.jpg
Hiến pháp Hòa bình của Nhật Bản đã từ bỏ quyền gây chiến, nhưng một luật an ninh có thể khiến việc tham gia vào xung đột trở nên dễ dàng hơn - Ảnh: Kyodo

Nhật Bản chỉ bắt đầu cử lực lượng vũ trang của mình tham gia các sứ mệnh của Liên Hợp Quốc ở nước ngoài vào năm 1992.

Bài viết cho biết các hoạt động này sẽ làm tăng sự ủng hộ của công chúng, cải thiện khả năng của Nhật Bản trong việc xây dựng sức mạnh quân sự và nâng cao quyền tự chủ ngoại giao. Luật an ninh quốc gia năm 2015 đã trao cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản quyền tham gia các hoạt động “phòng thủ tập thể” và mở rộng đáng kể nhiệm vụ của họ.

Liu Jiangyong, chuyên gia về quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, đã so sánh mối quan hệ cốt lõi giữa hai nước giống như một ván cờ.

Về các vấn đề như lịch sử, Đài Loan, quần đảo Senkaku (mà cả Nhật Bản và Trung Quốc bên đều tuyên bố chủ quyền, còn được gọi là Điếu Ngư - PV), quyền hàng hải, an ninh khu vực, phòng thủ chung Nhật - Mỹ, gần đây nhất là Tân Cương và Hồng Kông, đều có những xung đột và đối lập gay gắt”, ông nói.

Liu Jiangyong nói Trung Quốc lo ngại rằng Nhật Bản có tham vọng trở thành cường quốc toàn cầu, trong khi Nhật muốn kiềm chế nước láng giềng.

Ông so sánh các chiến lược tương ứng của họ với một ván cờ vây, trong đó Nhật Bản đang hợp tác với Mỹ, Úc, Ấn Độ, NATO và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á để kiểm tra Trung Quốc, còn Trung Quốc tin tưởng vào Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, dự án cơ sở hạ tầng xuyên lục địa.

Zhang Jifeng, chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản từ Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết: “Khi Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành một cuộc tập trận ở Biển Đông, điều đó rõ ràng là đi ngược với Hiến pháp Hòa bình”.

Bài liên quan
Thực hư chuyện ông Biden tuyên bố 'Mỹ không ủng hộ Đài Loan độc lập'?
Tổng thống Joe Biden làm dấy lên sự bối rối về cách tiếp cận của chính quyền ông với Đài Loan vài giờ sau cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình, đưa ra một thử nghiệm sớm về việc liệu hai nước có thể vượt qua vấn đề sau hội đàm hay không.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Nhật Bản có thể can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan’