Nhật Bản hôm 9.7 đã phủ nhận áp đặt cấm vận thương mại với Hàn Quốc, sau một cuộc tranh chấp ngoại giao phức tạp giữa hai bên nổ ra liên quan đến vấn đề lao động cưỡng bức trong Thế chiến 2, mà có thể làm gián đoạn nguồn cung chip và điện thoại thông minh toàn cầu.

Nhật Bản phủ nhận việc cấm vận thương mại với Hàn Quốc

Hoàng Vũ | 10/07/2019, 11:48

Nhật Bản hôm 9.7 đã phủ nhận áp đặt cấm vận thương mại với Hàn Quốc, sau một cuộc tranh chấp ngoại giao phức tạp giữa hai bên nổ ra liên quan đến vấn đề lao động cưỡng bức trong Thế chiến 2, mà có thể làm gián đoạn nguồn cung chip và điện thoại thông minh toàn cầu.

Theo Reuters, Đại sứ Hàn Quốc, bà Paik Ji-ah và người đồng cấp Nhật Bản Junichi Ihara có cuộc tranh luận gay gắt tại một cuộc họp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Bà Paik cho biết, kể từ ngày 4.7, Nhật Bản đã yêu cầu các nhà xuất khẩu phải xin giấy phép trước chuyển hàng sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, phía Nhật Bản không cho biết nguyên nhân của động thái này ngoài việc trích dẫn thông điệp rằng “niềm tin đã bị tổn hại”.

Vào tuần trước, Nhật Bản đã đe dọa sẽ rút Hàn Quốc khỏi “danh sách trắng” gồm các nước có hạn chế tối thiểu về thương mại.

Tuy nhiên, Đại sứ Paik cho biếtkhông có quy định nào của WTO cho phép các quốc gia áp đặt kiểm soát xuất khẩu với lý do “niềm tin bị tổn hại”, đồng thời cảnh báo hành động của Tokyo sẽ làm gián đoạn chuỗi cung ứng sản phẩm điện tử toàn cầu, ảnh hưởng đến các công ty trên toàn thế giới, gồm cả doanh nghiệp Nhật Bản.

Về phần mình, phát biểu tại cuộc họp của WTO, Đại sứ Nhật Bản Junichi Ihara nói rằng đó không phải là cấm vận thương mại, mà là một đánh giá hoạt động cần thiết để thực hiện kiểm soát xuất khẩu dựa trên các mối quan tâm an ninh của Nhật Bản.

Sau cuộc họp trên, ông Ihara nói với các phóng viên rằng ông đã giải thích rằng Nhật Bản chỉ đơn thuần thay đổi thủ tục mà trước đây từng áp dụng quy tắc đơn giản hóa cho Hàn Quốc.

“Bây giờ chúng tôi đã thay đổi và các thủ tục thông thường được áp dụng cho Hàn Quốc. Điều này hoàn toàn phù hợp với nghĩa vụ của chúng tôi tại WTO”, Reuters trích dẫn lời Đại sứ Nhật Bản.

Được biếttranh chấp hiện nay giữa Nhật Bản và Hàn Quốc bắt nguồn từ sự thất vọng của Tokyo trước phán quyết của tòa án Hàn Quốc hồi tháng 10 năm ngoái, yêu cầu Công ty Nippon Steel của Nhật Bản phải bồi thường cho những công dân Hàn Quốc từng bị cưỡng bức lao động trong Thế chiến 2.

Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi truyền thông Nhật Bản tuần trước đã dẫn lời một thành viên cấp cao giấu tên trong đảng Dân chủ tự do cầm quyền cho rằng hydrogen fluoride - loại vật liệu có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí hóa học, được Nhật Bản xuất khẩu sang Hàn Quốc đã được chuyển tới Triều Tiên.

Hoàng Vũ (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản phủ nhận việc cấm vận thương mại với Hàn Quốc