Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi nói với tờ Nikkei rằng Nhật Bản sẽ xem xét cắt tất cả hỗ trợ phát triển chính thức đến Myanmar, ngay cả đối với các dự án đang triển khai, nếu tình hình tại nước này không được cải thiện.

Nhật Bản sẵn sàng đóng băng tất cả viện trợ phát triển đối với Myanmar

Hoàng Phương | 21/05/2021, 12:59

Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi nói với tờ Nikkei rằng Nhật Bản sẽ xem xét cắt tất cả hỗ trợ phát triển chính thức đến Myanmar, ngay cả đối với các dự án đang triển khai, nếu tình hình tại nước này không được cải thiện.

motegi-202.png
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi

"Chúng tôi không muốn làm điều này một chút nào, nhưng chúng tôi phải khẳng định một cách cứng rắn rằng sẽ rất khó để tiếp tục hợp tác trong hoàn cảnh này", ông Motegi nói, "Là một quốc gia ủng hộ quá trình dân chủ hóa Myanmar theo nhiều cách khác nhau, và với tư cách là một người bạn, chúng tôi phải đại diện cho cộng đồng quốc tế và truyền đạt điều đó một cách rõ ràng".

Nhật Bản đã cung cấp 189,3 tỉ yen (1,74 tỉ USD theo tỷ giá hiện tại) viện trợ phát triển cho Myanmar trong năm tài chính 2019, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác có số liệu được tiết lộ (số liệu của Trung Quốc chưa được công bố).

Tokyo đã tạm dừng đàm phán về các dự án mới để đối phó với cuộc đảo chính quân sự và cuộc đàn áp bạo lực đối với những người biểu tình. Việc ngừng tài trợ hoàn toàn sẽ đánh dấu lần đầu tiên nước này làm như vậy kể từ khi Nhật Bản bắt đầu cung cấp ODA (Hỗ trợ phát triển chính thức) cho Myanmar vào năm 1954, theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản.

Các dự án chính thức nhận được hỗ trợ tài chính của Nhật Bản, trong đó có tuyến đường sắt nối Yangon - Mandalay, hai thành phố lớn nhất nước. Việc thi công trên một số dự án đã bị đình trệ do tình trạng hỗn loạn đang diễn ra, nhưng một số dự án khác vẫn đang được tiến hành.

Lực lượng an ninh được cho là đã giết chết khoảng 800 người và bắt giữ khoảng 4.000 người dân kể từ cuộc đảo chính xảy ra ngày 1.2. Trong khi Mỹ và Liên minh châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhà lãnh đạo quân đội và các cá nhân có liên hệ với quân đội, thì Nhật Bản đã tránh làm theo, thay vào đó nước này chọn tiếp tục đối thoại.

https-3a-2f-2fs3-ap-northeast-1.amazonaws.com-2fpsh-ex-ftnikkei-3937bb4-2fimages-2f_aliases-2farticleimage-2f1-2f0-2f6-2f6-2f34316601-3-eng-gb-2fcropped-162152882820210520n-20myanmar-20protests.jpg
Người biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự ở Dawei ngày 13.4

Ông Motegi nói: “Chúng tôi đã bàn đến trên nhiều cách” để quân đội chấm dứt ngay lập tức bạo lực, trả tự do cho những người bị giam giữ và khôi phục nền dân chủ.

Tokyo cũng duy trì quan hệ với Myanmar dưới thời chính phủ quân sự trước đó trong khi cùng lúc ủng hộ quá trình dân chủ hóa đất nước. Ông Motegi cho biết: “Chúng tôi có nhiều kênh đối thoại ở Myanmar, bao gồm cả quân đội, hơn cả EU và Mỹ. Các ngoại trưởng của nhóm G7 hiểu rất rõ điều đó".

Ông Motegi cũng đề cập đến các thông điệp nhằm để mắt đến Trung Quốc xuất hiện trong tuyên bố chung Mỹ - Nhật sau hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 4, cũng như trong thông cáo tháng này của các ngoại trưởng G7.

Ông nói: “Chúng tôi nhất trí phản đối mạnh mẽ các hành động đơn phương của Trung Quốc có thể phá hoại nền trật tự quốc tế". Điểm khác biệt so với cách tiếp cận của nhóm G7 trong năm ngoái là "chúng tôi khẳng định sẽ hành động như một mặt trận thống nhất".

Ông Motegi cho biết Tokyo sẵn sàng hợp tác với "bất kỳ quốc gia nào khác có chung tầm nhìn về một "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở'" trong việc giải quyết sự trỗi dậy của Bắc Kinh trong khu vực. Tuy nhiên, ông cho biết "vẫn chưa có bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc mở rộng Bộ tứ Quad gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc để thêm vào các quốc gia khác, chẳng hạn Hàn Quốc".

Khi được hỏi liệu Nhật Bản và Mỹ có kế hoạch hợp tác với Đài Loan hay Hàn Quốc về chuỗi cung ứng chất bán dẫn và cơ sở hạ tầng không dây thế hệ thứ 5 hay không, ông Motegi thừa nhận nhu cầu cấp thiết để "đảm bảo tính ưu việt trong cơ sở hạ tầng cốt lõi và các công nghệ nhạy cảm" là một vấn đề an ninh. Ông nói: “Chúng tôi muốn tăng cường quan hệ đối tác trong cả lĩnh vực công và tư nhân với Mỹ cũng như các quốc gia và khu vực liên quan để xây dựng các chuỗi cung ứng đa dạng".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Việt Nam - Qatar ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan trọng
10 giờ trước Sự kiện
Hai Thủ tướng của Việt Nam và Qatar đã chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản sẵn sàng đóng băng tất cả viện trợ phát triển đối với Myanmar