Nhật cùng Liên minh châu Âu (EU) ngày 17.7 ký kết một thỏa thuận thương mại tự do với hy vọng đây sẽ là đối trọng với chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhật - EU bắt tay đối phó chủ nghĩa bảo hộ thương mại

Cẩm Bình | 18/07/2018, 13:40

Nhật cùng Liên minh châu Âu (EU) ngày 17.7 ký kết một thỏa thuận thương mại tự do với hy vọng đây sẽ là đối trọng với chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Thỏa thuận thương mại đầy tham vọng này giúp tạo ra một khu vực kinh tế mở lớn nhất thế giới. Hai nền kinh tế hàng đầu ký thỏa thuận trong bối cảnh xuất hiện lo ngại rằng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ làm giảm vai trò của thương mại tự do trong trật tự kinh tế toàn cầu.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phát biểu sau lễ ký kết: “Có nhiều lo lắng về chủ nghĩa bảo hộ, nhưng tôi muốn Nhật Bản và EU dẫn dắt thế giới bằng cách giương cao lá cờ tự do thương mại”.

Còn theo Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk: “Chúng tôi gửi đi một thông điệp rõ ràng. Đó là chúng tôi chống lại chủ nghĩa bảo hộ. EU cùng Nhật sẵn sàng rộng cửa đón nhận hợp tác”.

Thỏa thuận vừa ký giúp ô tô Nhật nhập vào EU sắp tới sẽ không phải chịu thuế 10%, mức thuế 3% áp với nhiều bộ phận ô tô cũng dần được dỡ bỏ. Ngược lại, phô mai cùng rượu nhập xuất xứ EU sẽ không bị Tokyo đánh thuế lần lượt là 30% và 15% nữa.

Ngành công nghiệp thực phẩm châu Âu được cho là hưởng lợi lớn từ thỏa thuận này, do có thể tiếp cận được thị trường có nhu cầu lớn về phô mai, sô cô la, thịt và mìống chất lượng cao của quốc gia Đông Bắc Á.

Trong khi đó, ngành sữa Nhật Bản dự kiến sẽ mất đi thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh EU. Tuy nhiên, những nhà sản xuất ô tô cùng linh kiện ô tô nước này lại có thể hy vọng tăng được doanh số bán hàng sang châu Âu.

Không chỉ ký kết thỏa thuận thương mại tự do, Tokyo và EU ngày 17.7 còn nhất trí lập một đối thoại thường xuyên về chính sách kinh tế - thương mại. Lần đầu tiên dự kiến được tổ chức cuối năm nay.

Tokyo cùng châu Âu quyết đối phó chủ nghĩa bảo hộ thương mại - Ảnh: Reuters

Giới phân tích đánh giá diễn biến mới nhất này cho thấy Nhật Bản và EU có quyết tâm giữ vững cam kết loại bỏ những rào cản mà họ cho rằng gây cản trở cho tăng trưởng. Ông Ajay Sharma, người phụ trách về thương mại toàn cầu và tài sản phải thu của tập đoàn tài chính HSBC, khẳng định: “Tại châu Á - Thái Bình Dương, tự do hóa thương mại cũng như mở cửa thị trường vẫn đang tiến lên phía trước”.

Trước đó vào ngày 15.7, EU vừa cùng Trung Quốc ra tuyên bố chung, theo đó hai bên đảm bảo tiếp tục ủng hộ hệ thống thương mại đa phương toàn cầu.

Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump đã áp dụng cách tiếp cận cứng rắn trong lĩnh vực thương mại. Ông rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đồng thời đòi đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Theo một số quan chức EU, thỏa thuận vừa ký với Nhật sẽ giúp GDP khối này tăng 0,8%. GDP của quốc gia Đông Bắc Á cũng dự kiến sẽ tăng 0,3% trong dài hạn.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Bán nhà giá 1 euro cho người Mỹ thất vọng với kết quả bầu cử
Một ngôi làng trên đảo Sardinia của Ý đã nhìn ra cơ hội tiềm năng khi chính trị gia Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật - EU bắt tay đối phó chủ nghĩa bảo hộ thương mại