Trong 6 tháng đầu năm 2021, nhiều địa phương đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6.

Nhiều địa phương triển khai chuyển đổi địa chỉ internet độc lập IPv6

Thu Anh | 16/06/2021, 15:05

Trong 6 tháng đầu năm 2021, nhiều địa phương đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6.

Với Chương trình IPv6 For Gov, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC, thuộc Bộ TT-TT) đã hỗ trợ nhiều cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương về chuyển đổi IPv6.

Chương trình IPv6 For Gov định hướng, thúc đẩy, hỗ trợ cơ quan nhà nước chuyển đổi IPv6 thành công trên mạng lưới, dịch vụ, song song với quy hoạch nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống CNTT, kết nối internet, cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước một cách thống nhất, đồng bộ, hiện đại để đảm bảo an toàn thông tin, phát triển hạ tầng số, phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp về nhu cầu truy cập, sử dụng dịch vụ cơ quan nhà nước qua IPv6.

Tăng cường tỷ lệ sử dụng IPv6 trong cơ quan nhà nước tương đương với tỷ lệ sử dụng IPv6 chung trên mạng internet Việt Nam, phù hợp với xu thế chuyển đổi công nghệ IPv6 chung của thế giới.

nhieu-dia-phuong-trien-khai-chuyen-doi-ipv6.jpg
Ảnh: Internet

Chương trình cũng đặt ra chỉ số quan trọng như đến năm 2022, 50% bộ ngành, địa phương ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6 và chuyển đổi thành công IPv6 cho cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công. Đến năm 2025, 100% bộ ngành, tỉnh, thành phố ban hành kế hoạch; 100% cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công hoạt động tốt với IPv6; 100% bộ ngành, địa phương hoàn thành việc chuyển đổi IPv6 trên mạng lưới, dịch vụ và sẵn sàng hoạt động thuần IPv6. Tỷ lệ sử dụng IPv6 trong cơ quan nhà nước tương đương tỷ lệ sử dụng IPv6 chung trên mạng internet Việt Nam (đạt mức từ 70 - 80%, sẵn sàng hoạt động thuần IPv6 vào năm 2025).

Với những mục tiêu đã được đặt ra một cách cụ thể, thời gian qua, sở TT-TT của các tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) tổ chức nhiều đợt tập huấn triển khai chuyển đổi IPv6 cho cán bộ phụ trách CNTT trong cơ quan nhà nước.

Cụ thể, đầu năm 2021, VNNIC và Sở TT-TT tỉnh Thái Bình đã ký kết chương trình hợp tác về phối hợp tăng cường quản lý và phát triển tài nguyên internet trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Theo ông Vũ Tiến Khoái - Giám đốc Sở TT-TT Thái Bình, trong năm 2019 và 2020, Sở TT-TT Thái Bình đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện chuyển đổi IPv4 sang IPv6 cho hệ thống CNTT, internet của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2021 và Đề án chuyển đổi IPv4 sang IPv6 tỉnh Thái Bình…

Tại Vĩnh Long, các học viên tham dự được giới thiệu tổng quan về hiện trạng ứng dụng IPv6, DNS cũng như về sự cần thiết, vai trò, lộ trình, cấu trúc, công nghệ chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; triển khai chuyển đổi IPv6 đối với Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh…

Theo VNNIC, đến giữa tháng 6.2021 có 44 tỉnh thành đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6, chiếm khoảng 70% địa phương trên cả nước. Bên cạnh đó đã có 21% cổng thông tin điện tử/cổng dịch vụ công của UBND tỉnh, thành phố hoạt động trên nền IPv6.

Nhiều địa phương như Vĩnh Long, Bình Thuận, Hậu Giang, Thái Bình, Hà Tĩnh… đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6 và phối hợp VNNIC để tổ chức tập huấn IPv6 cho cán bộ CNTT của tỉnh, thành phố.

Trong bộ tài liệu “Giao thức internet thế hệ mới IPv6 và chuyển đổi internet sang IPv6” của Bộ TT-TT gửi Bộ GD-ĐT, VNNIC có thống kê được trên bình diện ứng dụng IPv6 chung trên toàn bộ mạng internet Việt Nam, tính đến tháng 12.2020, tỷ lệ ứng dụng triển khai IPv6 của Việt Nam đạt 46%, phần lớn là từ kết quả triển khai trên mạng lưới, dịch vụ của các doanh nghiệp lớn.

Cổng thông tin điện tử của Bộ TT-TT là cổng thông tin điện tử cơ quan nhà nước đầu tiên hoạt động tốt với IPv6 từ năm 2013. Tính đến tháng 12.2020, Việt Nam có thêm Bộ Tài nguyên - Môi trường, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chuyển đổi IPv6 thành công cho cổng thông tin điện tử của bộ, ngành.

10 tỉnh, thành phố, gồm Đà Nẵng, Lâm Đồng, Long An, TP.HCM, Đồng Nai, Hòa Bình, Bắc Kạn, Ninh Bình, Bình Thuận, Bình Phước cũng hoàn thành chuyển đổi hoạt động IPv6 của cổng thông tin điện tử của tỉnh/thành phố và thực hiện chuyển đổi hoạt động IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ; nhiều tỉnh/thành phố đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6; 11 bộ ngành và 20 tỉnh thành đã đăng ký sử dụng địa chỉ internet độc lập.

Bài liên quan
Chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 cần các công nghệ, giải pháp gì?
Trong các công nghệ chuyển đổi IPv4 sang IPv6, thì hiện nay công nghệ dual-stack là công nghệ phổ biến nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều địa phương triển khai chuyển đổi địa chỉ internet độc lập IPv6