Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng đừng để quá muộn để làm trong sạch môi trường sống trên không gian mạng!

'Làm sạch môi trường sống trên không gian mạng – Đừng để quá muộn!'

Thu Anh | 15/06/2021, 13:33

Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng đừng để quá muộn để làm trong sạch môi trường sống trên không gian mạng!

Tăng cường giám sát

Liên quan đến không gian mạng, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Các địa phương, các Bộ, ngành phải giám sát và làm cho không gian mạng của địa phương mình, của ngành mình trong sạch, lành mạnh”.

Bộ trưởng cho rằng trong thế giới thực, chúng ta đã và đang làm khá tốt và phải làm điều tượng tự trong thế giới số. Hiện nay, các Bộ, ngành và địa phương chưa vào cuộc mạnh mẽ. Một số Sở TT-TT thì khá mạnh mẽ; nhưng các Bộ, ngành, các lĩnh vực khác thì chưa mạnh mẽ, các Sở khác cũng vậy.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, không gian mạng là không gian của tất cả các lĩnh vực, các Bộ, ngành và địa phương. Nhiều khoảng trống đang tồn tại trên không gian mạng và đang bị lợi dụng, rất nhiều cá nhân và tổ chức đang là đơn vị bị hại. “Nỗi đau xã hội này là trách nhiệm của chúng ta. Trách nhiệm của chúng ta là duy trì sự lành mạnh của không gian mới này”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

lam-sach-moi-truong-song-tren-khong-gian-mang-dung-de-qua-muon-.jpg
Ảnh: Internet

Để đảm bảo sự trong sạch trên không gian mạng cũng như duy trì sự lành mạnh trên môi trường số, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh tới những việc cần làm ngay, trong đó Bộ TT-TT tiến hành đánh giá, công bố các nền tảng sạch. Các Cục, Vụ phụ trách lĩnh vực nào thì ra tiêu chí, đánh giá và công bố các nền tảng sạch thuộc lĩnh vực của mình.

Hệ thống báo chí truyền thông của cả đất nước phải tích cực tuyên truyền, hàng ngày tuyên truyền để người dân, tổ chức, doanh nghiệp di chuyển sang môi trường có không gian trong lành hơn. Bên cạnh đó, xử lý mạnh tay các nền tảng không lành mạnh. “Đừng để quá muộn để làm sạch môi trường sống trên không gian mạng một cách mạnh mẽ!”, Bộ trưởng nói rõ.

Gắn cảnh báo hơn 12.000 trang web có yếu tố nguy hiểm

Việt Nam đã từng nằm trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm mã độc cao, nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người dùng Internet. Thời gian gần đây, tình trạng lây nhiễm mã độc đã được cải thiện nhiều, nhờ việc các cơ quan chức năng và nhà quản lý đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp.

Theo số liệu thống kê, năm 2020, tại Việt Nam có 2.209 cuộc tấn công DDoS, 2.220 cuộc tấn công phishing, 1.526 cuộc tấn công deface và 1.814 cuộc tấn công malware. Thông qua chiến dịch ra soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020, Trung tâm NCSC đã ghi nhận 5.168 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam; phát hiện hơn 400.000 máy nhiễm mã độc. 

Gần đây nhất, việc truy cập vào Báo điện tử Vov.vn đã gặp khó khăn, đường truyền bị chậm. Theo bộ phận kỹ thuật của Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, đây là kết quả của cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) làm tràn băng thông, khiến việc truy cập vào báo bị tê liệt, ảnh hưởng đến hoạt động của tòa soạn, ảnh hưởng đến quyền truy cập thông tin của độc giả.

Báo điện tử VOV đã khẩn cấp liên hệ với các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Bộ TT-TT để phối hợp giải quyết, xử lý.

Nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về an toàn thông tin và xây dựng một môi trường Internet an toàn cho người Việt Nam, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), thuộc Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) đã phối hợp cùng Cốc Cốc khởi động chiến dịch “Khiên Xanh” vào ngày 20.5.

Tính đến ngày 14.6.2021, sau 26 ngày phát động, chiến dịch “Khiên Xanh” thu hút hơn 22.168.698 lượt tiếp cận. Theo thông tin từ Cốc Cốc, chiến dịch này nhận hơn 24.820 website bị báo cáo trang web không an toàn.

Phía Cốc Cốc cũng cho biết thông qua quá trình xác thực, Cốc Cốc cùng Trung tâm NCSC đã tiến hành gắn cảnh báo hơn 12.052 trang web có yếu tố nguy hiểm, lừa đảo hoặc giả mạo. Theo đánh giá, mức độ thiếu an toàn của môi trường mạng hiện nay tại Việt Nam là đáng báo động.

Bài liên quan
Ngăn ngừa tấn công lừa đảo, bảo vệ người dùng trên không gian mạng
Hệ sinh thái Tín nhiệm mạng cung cấp các chứng nhận tín nhiệm giúp người dùng nhận biết nhanh, chính xác các tổ chức, website, hệ thống và thiết bị tin cậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Làm sạch môi trường sống trên không gian mạng – Đừng để quá muộn!'