Ba nghiên cứu riêng biệt chỉ ra rằng biện pháp phong tỏa quy mô lớn mà Trung Quốc thực hiện có thể đã làm thay đổi cấu trúc di truyền của SARS-CoV-2 (virus gây bệnh COVID-19) - khiến chúng trở nên nguy hiểm và khó phát hiện hơn.

Nhiều nghiên cứu liên quan SARS-CoV-2 biến đổi

16/03/2020, 06:09

Ba nghiên cứu riêng biệt chỉ ra rằng biện pháp phong tỏa quy mô lớn mà Trung Quốc thực hiện có thể đã làm thay đổi cấu trúc di truyền của SARS-CoV-2 (virus gây bệnh COVID-19) - khiến chúng trở nên nguy hiểm và khó phát hiện hơn.

Giới khoa học tin rằng SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục đột biến khi lây lan - Ảnh: SCMP

Chuyên gia Trương Diệp cùng cộng sự tại bệnh viện Nhân dân thuộc đại học Vũ Hán ghi nhận: “Vài triệu chứng phổ biến như sốt, mệt mỏi, đau cơ, có đờm ở bệnh nhân nhập viện trước ngày 23.1 khá rõ ràng, nhưng âm thầm hơn ở bệnh nhân sau này. Số người dương tính với virus sau 23.1 chẳng hề trải qua những triệu chứng như vậy nhiều. Cụ thể là trường hợp sốt giảm 50%, mệt mỏi giảm 70%, đau cơ giảm 80%, khoảng 80 người chúng tôi nghiên cứu chẳng hề có triệu chứng”.

Theo nhóm của chuyên gia Trương thì xu hướng triệu chứng lâm sàng nhẹ đi bắt đầu xuất hiện từ lúc Vũ Hán cùng hàng loạt thành phố trên địa bàn tỉnh Hồ Bắc phong tỏa, nhưng không tồn tại bằng chứng cho thấy sự lây truyền hay mầm bệnh suy yếu. Do đó có khả năng đây là dấu hiệu SARS-CoV-2 đột biến.

Đến khi dịch bệnh lan ra toàn cầu, giới khoa học tin rằng chúng vẫn tiếp tục tiến hóa. Mẫu SARS-CoV-2 tại Ý sở hữu gen giống với virus phát hiện tại Đức chứ không phải virus tại Trung Quốc.

Nhóm nghiên cứu đại học Bắc Kinh hợp tác Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS) đầu tháng 3 đưa ra một kết luận tương tự về tác động của phong tỏa đối với quá trình SARS-CoV-2 biến đổi.

Dựa trên dữ liệu trình tự gen 103 mẫu thu thập từ Trung Quốc lẫn nhiều nước khác, họ phát hiện SARS-CoV-2 ban đầu ở Vũ Hán có thể đã đột biến thành chủng mạnh hơn.

Chủng mới chiếm 96% số mẫu thu thập đầu tháng 1 cho thấy mức độ lây nhiễm cao, tuy nhiên ít phổ biến trong thời kỳ đầu dịch bùng phát ở Vũ Hán.

“Nỗ lực can thiệp do con người thực hiện dường như tạo nên áp lực chọn lọc bất lợi cho chủng nguy hiểm hơn. Cần tìm hiểu xem đột biến ảnh hưởng ra sao đến sự lây truyền lẫn khả năng gây bệnh của virus”, theo nhóm nghiên cứu.

Chuyên gia Giang Vĩnh Trung thuộc Trung tâm Kiểm soát - Phòng ngừa dịch bệnh Hồ Bắc cũng xác định virus phân thành hai chủng lớn. Hiện tượng thay đổi cấu trúc di truyền bắt đầu khi phong tỏa được áp dụng, các chủng SARS-CoV-2 tạo điều kiện cho dịch COVID-19 lan rộng.

Có cùng quan điểm, người đứng đầu Học viện Hóa học và Sinh học phân tử (đại học Queensland) Paul Young cho biết virus sẽ tạo đột biến mới lúc lây lan, chủ yếu do lỗi lúc sao chép bộ gen.

Trung tâm Kiểm soát - Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu đang tiến hành so sánh mẫu lấy từ bệnh nhân Ý với bệnh nhân từ nước khác để hiểu rõ hơn về virus, qua đó giúp ích cho công tác xét nghiệm, điều trị cũng như phát triển vắc xin. Hơn nữa theo dõi thay đổi qua thời gian có thể góp phần dự đoán cho tương lai.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Phát hiện vi rút mới ở dơi có thể lây sang người giống COVID-19
Mới đây, một nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã tìm thấy một loại vi rút corona mới ở dơi có khả năng lây nhiễm sang người, do nó sử dụng cùng thụ thể ACE2 như vi rút gây ra đại dịch COVID-19.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cuộc họp Thủ tướng ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia
một giờ trước Sự kiện
Chiều 22.2, nhân dịp tham dự Cuộc gặp giữa ba người đứng đầu ba Đảng Việt Nam, Campuchia và Lào tại TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhằm quán triệt các nội dung thỏa thuận tại kết luận của cuộc gặp giữa ba người đứng đầu ba đảng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều nghiên cứu liên quan SARS-CoV-2 biến đổi