Dỡ bỏ phong tỏa để khôi phục nhịp sống bình thường là quá trình lâu dài.

Nhiều quốc gia chuẩn bị cho cuộc sống hậu COVID-19

21/04/2020, 10:09

Dỡ bỏ phong tỏa để khôi phục nhịp sống bình thường là quá trình lâu dài.

Cảnh vắng vẻ tại New Zealand - Ảnh: The Guardian

Với các nước đã vượt qua đỉnh dịch COVID-19, áp lực mở cửa trở lại rất lớn. Doanh nghiệp lo lắng nhìn tình hình kinh doanh bết bát, hàng loạt chỉ số kinh tế xấu đi, phụ huynh trông chờ ngày đưa con đi học, người lao động cần đi làm.

Tuy nhiên rủi ro do mở cửa quá sớm hay quá thoáng cũng rất cao. Giới chuyên gia y tế cảnh báo, vội vã dỡ bỏ phong tỏa có thể làm sụp đổ mọi công sức chống dịch bấy lâu nay, kích hoạt một làn sóng chết chóc thứ hai.

Tại Úc, Thủ tướng Scott Morrison tuyên bố: “Con đường khôi phục sẽ diễn ra từng bước một với vài thử nghiệm và sai sót - hoàn toàn khó đoán. Chúng ta sẽ tìm cách vượt qua”.

Mốc thời gian được Úc đặt ra như sau: Trong 4 tuần chính quyền tái đánh giá phong tỏa để xem có thể nới lỏng/dỡ bỏ biện pháp hạn chế nào hay không. Trong 6 tháng giới chức nước này hy vọng kế hoạch tài chính giúp kích thích kinh tế bắt đầu phát huy tác dụng. Nhưng giãn cách xã hội nhiều khả năng kéo dài nhiều năm cho đến khi có vắc xin ngừa COVID-19 hoặc hình thành miễn dịch cộng đồng.

Ba tiêu chí định hướng cho quá trình khôi phục gồm nâng cao năng lực xét nghiệm và tổ chức xét nghiệm rộng rãi nhằm biết rõ mức độ dịch bệnh lây lan, cải thiện năng lực tìm kiếm người từng tiếp xúc với ca nhiễm, trong đó một công tác quan trọng là khuyến khích người dân cài đặt phần mềm theo dõi di chuyển trên điện thoại, tăng cường khả năng ứng phó cấp địa phương, đặc biệt là khả năng phong tỏa những điểm nóng dịch bệnh.

New Zealand

Nước láng giềng của Úc từ ngày 23.3 chính thức bước vào thời gian phong tỏa nghiêm ngặt mặc dù chưa hề có ca tử vong vì COVID-19 nào: đóng cửa trường học cùng cửa hàng trừ dịch vụ thiết yếu, cấm đi lại không cần thiết lẫn toàn bộ sự kiện trong nhà/ngoài trời. Nhờ vậy họ thành công kiểm soát dịch.

Chính sách mạnh mẽ không thoát khỏi ý kiến phản đối. Một nhóm 6 nhà khoa học thúc giục Thủ tướng Jacinda Ardern mở cửa trở lại lấy lý do phong tỏa gây hại cho kinh tế.

Chính quyền New Zealand dự định giảm mức độ thực hiện những biện pháp hạn chế từ cấp 4 xuống cấp 3, bắt đầu từ tuần tới.

Cuộc sống ở cấp độ 3 vẫn chịu kiểm soát khá chặt chẽ: hạn chế tiếp xúc tiếp tục duy trì, lượng lao động quay lại làm việc tăng lên 1 triệu người, mầm non và tiểu học mở cửa nhưng đi học lại là tự nguyện, đám tang hay đám cưới tối đa 10 người được phép tổ chức, thợ điện và thợ nước có thể làm việc nhưng phải giữ khoảng cách với khách hàng, quán cà phê, nhà hàng, trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ vẫn đóng cửa trong khi dịch vụ giao đồ ăn cùng mua sắm trực tuyến có thể hoạt động.

Tây Ban Nha, Ý, Đức

Đây đều là ba quốc gia nằm trong nhóm có nhiều người mắc COVID-19 nhất thế giới, với số ca nhiễm đều cao hơn 100.000.

Tây Ban Nha đã cho công nhân nhà máy và công nhân xây dựng làm việc trở lại. Hầu hết cửa hàng cùng dịch vụ vẫn đóng cửa, nhân viên văn phòng tiếp tục làm việc tại nhà. Thủ tướng Pedro Sanchez tuyên bố gia hạn tình trạng khẩn cấp đến ngày 9.5.

Ý cho mở cửa hiệu sách, tiệm giặt ủi, cửa hàng quần áo trẻ em ở một số vùng. Lao động trong ngành lâm nghiệp và công nghệ thông tin quay lại làm việc. Lệnh phong tỏa kéo dài đến ngày 4.5.

Tây Ban Nha nới lỏng phong tỏa - Ảnh: Reuters

Tốc độ tăng ca nhiễm COVID-19 tại Đức đang chậm lại, Thủ tướng Angela Merkel thông báo học sinh năm cuối tiểu học và trung học sẽ đến trường vào ngày 4.5. Thợ cắt tóc nếu làm tốt công tác phòng ngừa cũng được làm việc lại cùng ngày. Cửa hàng diện tích 800 m2, hiệu sách, cửa hàng ô tô đều mở cửa ngày 20.4, giãn cách xã hội tiếp tục đến 3.5, sự kiện văn hóa như lễ hội bia hay trình diễn âm nhạc phải chờ đến cuối tháng 8. Nữ lãnh đạo khuyến cáo người dân đeo khẩu trang lúc đi trên phương tiện giao thông công cộng hoặc đi mua sắm.

Cộng hòa Czech

Czech đóng cửa biên giới rất sớm đồng thời bắt buộc đeo khẩu trang. Một vài cửa hàng đã mở cửa, người có lý do hợp lý được phép xuất cảnh.

Chính quyền công bố một kế hoạch 5 bước nhằm khôi phục nhịp sống bình thường một cách thận trọng, bắt đầu từ chợ nông sản. Một tuần sau đến cửa hàng diện tích 1.000 m2, phòng tập thể dục. Quán bar, quán cà phê, nhà hàng chờ đến ngày 25.5 (tiếp tục chịu hạn chế nhất định). Bước cuối cùng diễn ra vào ngày 8.6. Quy định bắt buộc đeo khẩu trang duy trì vô thời hạn.

Chính quyền Czech khôi phục nhịp sống bình thường bằng kế hoạch 5 bước - Ảnh: The Guardian

Một số quốc gia khác

Áo cho phép cửa hàng nhỏ, công viên, cửa hàng bán đồ làm vườn mở cửa nhưng bắt buộc giữ khoảng cách và đeo khẩu trang. Nếu tình hình dịch bệnh vẫn nằm trong tầm kiểm soát, tất cả cửa hàng hoạt động lại vào ngày 2.5. Nhà hàng chờ đến giữa tháng 5.

Đan Mạch vừa mở cửa trung tâm giữ trẻ và trường tiểu học. Nhà hàng cùng quán cà phê đóng cửa đến 10.5, tụ tập hơn 10 người cũng vậy.

Cẩm Bình (theo The Guardian)

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều quốc gia chuẩn bị cho cuộc sống hậu COVID-19