Nhiều trẻ bị bệnh giật mắt, giật miệng, giật đầu... được đưa đến bệnh viện điều trị. Các bác sĩ đã xác định ngoài nguyên nhân từ bệnh lý thực thế thì có không ít trẻ mắc bệnh này do thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh để xem phim và chơi game...

Nhiều trẻ bị mắc hội chứng Tic do thường xuyên sử dụng smartphone

Hồ Quang | 11/08/2017, 05:23

Nhiều trẻ bị bệnh giật mắt, giật miệng, giật đầu... được đưa đến bệnh viện điều trị. Các bác sĩ đã xác định ngoài nguyên nhân từ bệnh lý thực thế thì có không ít trẻ mắc bệnh này do thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh để xem phim và chơi game...

Trong những ngày gần đây, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) liên tụctiếp nhận các trẻ mắc hội chứng Tic. Đây là hội chứng của trẻ bị giật cơ liên tục, chủ yếu là mắt, miệng vàđầu... Chỉ tính riêng trong ngày 10.9, tại khoa Nhiễm - Thần kinh của bệnh viện này đã tiếp nhận đến 4 trẻ bị hội chứng Tic được người nhà chuyển đến.

Đưa cậu con trai 9 tuổi đếnkhám, chị H. (quê Kiên Giang) cho hay, con trai chị thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh để chơi game và xem phim hoạt hình. Mỗi khi đi học vềlà cháu gần như dán mặt vào chiếc điện thoại thông minh. Gần đây gia đình phát hiện cháuthường hay giậtmiệng, cứ tưởng cháu nghịch nên hay la cháunhưng xong rồi đâu cũng vào đấy. “Nhiều lần để ý tui thấy chỉ có một mình nhưng cháu vẫn giậtmiệng.Lúc này tui nghĩ chắc cháu có vấn đề về bệnh tậtnên đưa cháuđến đây khám”, chị H. cho hay.

Trong khi đó, mẹ của 1 bé gái 10 tuổicho biết con gái chị bị cận thị bẩm sinh. Tuy nhiên, 3 tháng trở lại đây cháu thường xuyên bị giật ở mắt, dùlàm nhiều cách nhưng cháukhông hết giật nên gia đìnhđưa cháu đến khoa Mắt kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ kiểm tra nhưng không phát hiện bất thường gì ở mắt cháu bé. Lúc này các bác sĩ mớinhận địnhnhiều khả năng bé gái bị hội chứng Tic nên đã chuyển sang khoa Nhiễm -Thần kinh.

Theo bác sĩ Nguyễn Quang Vinh,khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, trung bình mỗi ngày khoa này tiếp nhận khoảng 5 đến 6 trẻ mắc hội chứng Tic. Đây là một dạng rối loạn về chức năng, biểu hiện là một dạng giật cơ mà trẻ không kiểm soát được.

“Giật cơ khác hẳn với co giật. Trong khi co giật là toàn khối cơ, còn giật cơ chỉ là 1 nhóm cơ như: cơ mắt, cơ miệng, cơ vai, cơ bụng…”, bác sĩ Vinh giải thích.

Phân tích của bác sĩ Vinh cho thấy hội chứng Tic ngoài có liên quan tới bệnh thực thể như:bệnh nhi có bệnh như viêm kết mạc, viêm xoang, do đau thần kinh ở mặt hoặc tổn thương màng não (u màng não), còn có liên quan đến sự căng thẳng, sử dụng điện thoại thông minh,chơi game, xem ti vi thường xuyên...

“Do smartphone nhỏnên khi chơi game hay xem hoạt hình, bé thường phải điều tiết quá độ, nhãn cầu đong đưa liên tục, cơ mắt, cơ mặt, cổ, vai liên tục hoạt động dẫn tới cơ mỏi mệt. Với ti vi, tần số của hình ảnh hiển thị trên màn ảnh cộng hưởng với hoạt động của não có thể là nguyên nhân khởi phát, tái phát hội chứng Tic”, bác sĩ Vinh nói.

Từ thực tế trên, bác sĩ Vinh khuyến cáo các bậc huynh nên không cho trẻ chơi game, không cho trẻ xem ti vi thường xuyên và tập cho trẻ cách để mắt nghỉ ngơi, không làm việc (khác với việc nhắm mắt khi ngủ). Không nên cho trẻ tập trung nhìn vào những vật gần, đang hoạt động mà nên nhìn chỗ yên tĩnhnhư cây cối, quang cảnh…

Bên cạnh đó, bác sĩ Vinh cũng lưu ý các bậc phụ huynh không nên la rầy trẻ khi thấy trẻ giật mắt, miệng... Điều này không giúp trẻ dừng lại hành động trên (vì đây là hành động vô thức) mà còn gây cho trẻ căng thẳng khiến bệnh càng nặng thêm.

Theo bác sĩ Vinh, hội chứng Tic được phân ra làm 3 nhóm: Tic vận động, Tic âm thanh, Tic hỗn hợp giữa âm thanh và vận động. Thường gặp nhất khi thăm khám là Tic vận động, trong đó trẻ bị nhiều nhất là giật cơ ở mắt. Nhóm trẻ từ 4 - 10 tuổi thường dễ mắc và tỷ lệ bé trai mắc nhiều hơn bé gái.

Hội chứng này không di truyền, không gây nguy hiểm cho bệnh nhi nhưng để lâu không chữa trịsẽ hình thành tật xấu cho trẻ (mắt, vai, miệng giật liên tục).

“Để điều trị hội chứng Ticphải tìm được nguyên nhân khởi phát. Việc điều trị triệu chứng chỉ là 1 phần của vấn đề, cái quan trọng nhất là làm sao cho trẻ không bị căng thẳng, lo lắng”, bác sĩ Vinh cho hay.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ông Phan Đức Trung: 'Khung pháp lý cho tài sản ảo là bài toán khó'
41 phút trước Nhịp đập khoa học
Ông Phan Đức Trung, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), cho biết việc ban hành một chính sách hoàn chỉnh cho tài sản ảo (VA) và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) phù hợp vào thời điểm này là một bài toán khó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều trẻ bị mắc hội chứng Tic do thường xuyên sử dụng smartphone