Theo New Scientist, cơ quan quản lý dược của Đức đã cho phép thử nghiệm loại thuốc của công ty Thái Tanawisa để điều trị một loạt bệnh viêm ruột. Nếu thành công, thuốc sẽ xuất hiện trên thị trường dược phẩm châu Âu. Loại thuốc này thực chất là trứng giun ký sinh ở lợn (Trichuris suis).
Việc sử dụng giun để điều trị bệnhgần đây ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà khoa học và các bác sĩ. Thực chất của phương pháp này là sử dụng tác động của giun sán tới hệ miễn dịch của người. Hiện naycó nhiều căn bệnh mà nguyên nhân là do hoạt động quá mức của hệ miễn dịch như: bệnh đa xơ cứng, bệnh hen suyễn, tiểu đường thể 1, bệnh Crohn và các chứng bệnh viêm ruột khác. Trong khi đó, những căn bệnh đó hiếm hơn ở các nước nhiệt đới, nơi tỷ lệ người nhiễm giun sán cao hơn đáng kể.
Để tránh tác động tiêu cực của giun sán đối với cơ thể, các nhà nghiên cứu đã chọn giun ký sinh ở ruột lợn vìloài nàychỉ có thể tồn tại trong cơ thể người trong thời gian ngắn. Công ty Tanawisa đã tiến hành một số thử nghiệm trên quy mô nhỏ trong điều trị bệnh Crohn và thu được thành công đáng kể. Tuy nhiên,một cơ quan giám sát đã ngừng thử nghiệm đối chứng với thuốc vờ vì trong 3 tháng không thấy sự cải thiện đáng kể ở những người tham gia.
Các nhà nghiên cứu giải thích sự thất bại đầu tiên rằng tối thiểu phảiđợi 20 tuần mới có kết quả. Năm 2012, họ đã được cho phép sử dụng trứng giun lợn ở Thái Lan. Tất cả các thử nghiệm đối chứng đã xác nhận tính an toàn của chúng đối với sức khỏe vàthuốc đã trở nên phổ biến. Tính đến năm 2015, không dưới 7.000 người trên thế giới đã muatrứng của giun lợn thông qua Internet để điều trị một loạt các bệnh tự miễn dịch và thậm chí trầm cảm. Các bác sĩ cảnh báo rằng việc tự ý dùng thuốc sẽlàm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ nguy hiểm, nhưng họ cũng thừa nhận rằng một số thử nghiệm lâm sàng xác nhận hiệu quả của liệu pháp này.
Hiện cơ quan liên bang về bảo vệ người tiêu dùng và an toàn thực phẩm Đức đã tuyên bố bắt đầu thử nghiệm dùng trứng giun để làm thực phẩm chức năng. Nếu thành công và được chấp nhận, đây là nước đầu tiên ở EU chính thức cho phép dùng và tiếp theo có thể là các nước EU khác.
Vũ Trung Hương