Trang tin Bloomberg cho biết khi người tiêu dùng Trung Quốc quay lại các chuỗi nhà hàng cao cấp sau 3 năm nước này chống dịch COVID-19 nghiêm ngặt, họ sẽ vung tiền cho thịt bò chất lượng tốt.

Nhu cầu thịt bò tại Trung Quốc tăng cao sau khi mở cửa trở lại

Cẩm Bình | 02/03/2023, 12:40

Trang tin Bloomberg cho biết khi người tiêu dùng Trung Quốc quay lại các chuỗi nhà hàng cao cấp sau 3 năm nước này chống dịch COVID-19 nghiêm ngặt, họ sẽ vung tiền cho thịt bò chất lượng tốt.

Nhà phân tích Angus Gidley-Baird (Ngân hàng Rabobank) ghi nhận nhiều người Trung Quốc đang tăng tần suất tiêu thụ thịt bò, đặc biệt là thế hệ trẻ, gia đình thu nhập trung bình - cao, người quan tâm đến sức khỏe. Sau khi đất nước mở cửa trở lại, người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền cho sản phẩm mà họ cho là có giá trị và xứng đáng - có nghĩa nhu cầu thịt bò chất lượng tốt sẽ tăng cao.

“Thịt bò được cho mùi vị ngon hơn, có nhiều lợi ích sức khỏe hơn và đem lại trải nghiệm ăn uống khác biệt”, theo nhà phân tích Gidley-Baird. Thịt bò là nguồn cung cấp protein và sắt dồi dào mặc dù loại thịt chiếm ưu thế tại Trung Quốc là thịt lợn.

nhubeef.jpg
Trung Quốc mở cửa trở lại sau 3 năm chống dịch nghiêm ngặt - Ảnh: Straits Times

Thay đổi trong tiêu dùng tại Trung Quốc khác với nhiều nơi khác. Nhìn chung người tiêu dùng trên khắp thế giới đều giảm ăn thịt bò, ngay cả ở quốc gia thịt bò là nguồn protein chủ yếu lâu nay. Nguyên do là vì lạm phát, chi tiêu hộ gia đình bị thắt chặt, lo ngại về rủi ro sức khỏe và môi trường.

Tuy điều kiện kinh tế xấu đi khiến mức tiêu thụ của nhóm thu nhập thấp giảm, các nhóm dân số khác lại ăn nhiều thịt bò hơn. Vì vậy nhà phân tích Gidley-Baird dự báo sức tiêu thụ thịt bò chất lượng tốt sẽ tăng dần mặc dù tổng lượng tiêu thụ có thể tăng chậm hơn.

Nhu cầu tăng tại Trung Quốc đem lại cơ hội cho Úc, trong bối cảnh nguồn cung từ Mỹ giảm và thịt bò Brazil bị tạm ngừng nhập do một số ca mắc bệnh bò điên.

Năm 2022, Úc là nước xuất khẩu thịt bò lớn thứ ba của Trung Quốc, sau Brazil và Mỹ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhu cầu thịt bò tại Trung Quốc tăng cao sau khi mở cửa trở lại