Có thể nuôi lớn một đứa bé mà không “quy định” chúng được không, nếu được thì bằng cách nào? Có “quy định” tốt và “quy định” xấu không?

Như ta là - Để một đứa trẻ lớn lên phát triển tự nhiên được không?

Hạ Vĩ | 28/06/2023, 12:00

Có thể nuôi lớn một đứa bé mà không “quy định” chúng được không, nếu được thì bằng cách nào? Có “quy định” tốt và “quy định” xấu không?

Krishnamurti không nghĩ vậy, trước hết, có quy định tốt và quy định xấu không? Chắc chắn chỉ có quy định thôi, không tốt và không xấu. Điều bạn gọi là sự quy định tốt thì người khác có thể cho là xấu, rõ ràng là thế, ta có thể giải quyết câu hỏi đó rất nhanh.

Trẻ có chịu sự tác động chung quanh?

Vậy thì câu hỏi là: Trẻ con có thể được nuôi dạy lớn lên mà không quy định, không tác động gì đến chúng không? Chắc chắn rằng mọi thứ quanh chúng đều tác động đến chúng. Thời tiết, thực phẩm, ngôn từ, cử chỉ, trao đổi, những phản ứng vô thức, lũ trẻ khác, xã hội, nhà trường, giáo hội, sách vở, tạp chí, phim ảnh - tất cả đều ảnh hưởng đến đứa trẻ.

Bạn có thể ngăn chặn sự tác động đó không? Không thể, phải không nào? Bạn có thể không muốn gây tác động, quy định con cái của bạn, nhưng bạn lại đang vô thức ảnh hưởng đến chúng, không phải sao? Bạn có những niềm tin, giáo điều, những nỗi sợ hãi, luân lý đạo đức, những khuynh hướng, những ý niệm về cái tốt và cái xấu, thế nên dù cố ý hay vô ý, bạn cũng đang định hình con trẻ.

Và nếu bạn không làm thế, nhà trường cũng sẽ làm với những quyển sách lịch sử dạy rằng bạn có những người anh hùng tuyệt vời ra sao, còn những kẻ tội nghiệp khác lại không có, vân vân. Mọi thứ đều đang ảnh hưởng đến đứa trẻ, vậy trước hết ta hãy thừa nhận điều đó là một thực tế hiển nhiên.

nhutala-quote1a.jpg

Vậy thì vấn đề là: Bạn có thể nào giúp con trẻ khi lớn lên sẽ chất vấn thật thông tuệ tất cả những ảnh hưởng ấy không? Bạn hiểu chứ? Nếu biết rằng trẻ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, ở nhà cũng như ở trường, bạn có thể giúp trẻ đặt câu hỏi về mọi ảnh hưởng và không bị vướng mắc vào bất kỳ sự ảnh hưởng nào? Nếu bạn thật sự có ý định giúp con tìm hiểu về mọi tác động thì sẽ rất khó khăn gian khổ, phải không? Bởi vì, nó có nghĩa là phải chất vấn không chỉ uy quyền của bạn, mà còn toàn bộ vấn đề quyền lực, vấn đề dân tộc chủ nghĩa, vấn đề niềm tin, chiến tranh, quân đội, tìm hiểu toàn bộ những điều đó, tức là rèn luyện trí thông minh.

Và khi có trí thông minh, trí não không còn chỉ biết chấp nhận uy quyền hoặc tuân thủ vì sợ hãi, lúc đó mọi sự tác động đều được xem xét và loại bỏ, cho nên một trí não như thế sẽ không bị quy định.

Điều đó chắc chắn có thể làm được, phải không? Và chẳng phải chức năng của giáo dục là nuôi dưỡng trí thông minh đó, có khả năng xem xét một cách khách quan mọi tác động, tìm hiểu bối cảnh, cả bối cảnh trước mắt lẫn bối cảnh sâu thẳm, để trí não không còn bị vướng mắc vào bất kỳ sự quy định nào đó sao?

Mọi cánh cửa đều rộng mở

Rốt cuộc, bạn bị quy định bởi bối cảnh của bạn; bạn chính là cái bối cảnh đã hình thành từ truyền thống Kitô giáo của bạn, từ sự tiến bộ, nguồn năng lượng, sức sống phi thường của nước Mỹ, từ vô số những ảnh hưởng của thời tiết, xã hội, tôn giáo, ăn uống, vân vân. Và lẽ nào bạn không thể nhìn vào đó một cách thông minh, đưa nó ra, đặt nó lên bàn và xem xét, mà không kinh qua cái quá trình phi lý là khư khư giữ lấy điều bạn nghĩ là tốt và vứt bỏ những gì bạn nghĩ là xấu sao?

Chắc chắn ta phải nhìn nhận một cách khách quan mọi thứ được gọi là văn hóa. Các nền văn hóa tạo ra tôn giáo nhưng không tạo ra con người tôn giáo. Con người tôn giáo chỉ hiện hữu khi trí não rũ bỏ văn hóa, tức là bối cảnh, và nhờ đó tự do khám phá cái chân thực. Nhưng điều đó đòi hỏi sự cảnh giác phi thường của trí não, không phải sao?

nhutala4a.jpg

Một người như thế không phải là người Mỹ, người Anh hay người Hindu giáo, mà là một con người, con người đó không thuộc về bất kỳ nhóm, chủng tộc hay văn hóa cụ thể nào, nhờ vậy mới tự do khám phá đâu là cái chân thực, đâu là Thượng đế. Không nền văn hóa nào có thể giúp con người ấy tìm ra cái chân thực. Văn hóa chỉ tạo ra các tổ chức trói buộc con người. Cho nên, điều quan trọng là phải tìm hiểu tất cả những điều này, không chỉ sự quy định trong ý thức, mà quan trọng hơn là sự quy định trong vô thức của trí não.

Và sự quy định trong vô thức không thể được xem xét trên bề mặt nông cạn bởi trí não ý thức. Chỉ khi nào trí não ý thức hoàn toàn tĩnh lặng, sự quy định ở vô thức mới lộ diện, không phải chỉ trong một khoảnh khắc nào đó mà là mọi lúc mọi nơi, khi bạn đang đi dạo, ngồi trên xe buýt hay đang nói chuyện với ai đó. Khi có ý định tìm hiểu, bạn sẽ thấy rằng sự quy định trong vô thức tuôn trào ra, vậy là mọi cánh cửa đều rộng mở để khám phá.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Như ta là - Để một đứa trẻ lớn lên phát triển tự nhiên được không?