Với một số bạn trẻ Việt Nam, việc lập gia đình không hề khó. Cái khó chính là khi trong gia đình xuất hiện thêm thành viên nhí. Và từ đây, những rắc rối bắt đầu phát sinh.

Những cách dạy con sai lầm của cha mẹ Việt

CTV Thùy Vân | 20/07/2016, 09:51

Với một số bạn trẻ Việt Nam, việc lập gia đình không hề khó. Cái khó chính là khi trong gia đình xuất hiện thêm thành viên nhí. Và từ đây, những rắc rối bắt đầu phát sinh.

Hai đứa cháu con chị bạn tôi rất hay đánh nhau, chị ta nói rằng do tụi nó có tuổi xung khắc, xin thưa chính yếu là vì cách dạy con của cha mẹ mà ra đấy! Với tôi, có 4 lý do chính khiến trẻ con, anh, chị, em đánh nhau!

1.Cha mẹ hay so sánh con với nhau

Con coi chị ăn kìa, chị ăn xong rồi thấy chưa! Con lớn rồi mà không giỏi bằng em...vv...! Điều đó vô tình gây một hiềm khích trong lòng trẻ, xem anh chị em nó là nguyên nhân của việc thất bại, nên có dịp sẽ “bùng nổ” bạo lực ngay!

2. Đối xử không công bằng với trẻ

Trẻ em không chấp nhận sự không công bằng kiểu con là chị lớn phải nhường em, hay con là con trai phải nhường chị..., mà chúng là những thực thể ngang bằng nhau và cần công bằng! Sự cố ép tụi nó chấp nhận một sự nhường nhịn nào đó sẽ gây uất ức trong lòng và phát sinh bạo lực khi có dịp!

3. Cách xử lý không công minh của cha mẹ

Cha mẹ phải như một phiên tòa, tìm rõ nguyên nhân, đứa nào gây sự trước, đứa nào ra tay trước, và phạt thích đáng thì lần sau chúng sẽ không tái diễn! Còn cái kiểu đè ra đánh hết thì tụi nó sẽ thấy lần sau có nhịn, có đúng vẫn bị đánh nên “chiến” luôn!

4. Bắt chước theo cách của người lớn

Sau cùng quan trọng nhất là trẻ con noi theo cách hành xử của cha mẹ và những người lớn xung quanhmà chúng thấy! Nếu cha mẹ tiếng trước tiếng sau đã chửi nhau om sòm rồi xuất chiêu liền thì xin thưa bạn khỏi dạy con luôn đi, chúngcũng sẽ bắt chước y hệt vậy thôi và làm điêu luyện hơn nhiều!

***

Người Nhật họ là một quốc gia Á Đông, tất nhiên những văn hóa, phong tục sẽ không khác lắm với Việt Nam. Tuy nhiên họ lại có cách dạy con rất hay, tất cả dựa trên tính kỷ luật, tự giác và bản thân của đứa trẻ:

     
  • Không đói - Không ép ăn
  •  
  • Không thích - Không ép thích

Các quốc gia phương Tây thì lại khác, họ tôn trọng mỗi cá thể, sự khác biệt. Giáo viên và gia đình chỉ có trách nhiệm định hướng cho đứa trẻ theo kiểu “Vẽ đường cho hưu chạy”. Thà chạy đúng còn hơn để chạy lạc, muốn cứu cũng chẳng kịp. Với họ, khác biệt tạo nên phát triển chứ không phải tương đồng với nhau, tất nhiên cũng phải theo khuôn khổ đã đề ra.

Tôi từng chứng kiến một cặp vợ chồng người Pháp đi dạo trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. Hai đứa con, một trai, một gái khoảng 4-5 tuổi, chúng có vẻ rất thích thú với cái nắng Sài Gòn những ngày cuối tuần nên chạy giỡn khá hăng. Bất ngờ một đứa té chúi người, tôi đinh ninh rằng bố mẹ nó sẽ la rất nhiều. Nhưng không, họ lẳng lặng đi đến và đặt tay lên vai đứa trẻ, nói gì đấy. Đứa trẻ không khóc, nó đứng dậy và tiếp tục chạy chơi cùng anh trai nó.

Tất nhiên thời điểm hiện tại, các bậc cha mẹ trẻ Việt Nam đã có cái nhìn thoáng hơn trong cách dạy con. Nhưng đó vẫn là một thiểu số nhỏ, chưa đủ sức để thay đổi toàn bộ tư duy đại đa số cha, mẹ Việt. Nhưng tôi sẽ lấy tiêu chí của xã hội phương Tây để kết: “Khác biệt tạo nên phát triển”.

An Nhiên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là tài nguyên vô tận
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, KH-CN, đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận, không gian phát triển vô hạn và có thể xuất phát từ những ý tưởng đơn giản nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những cách dạy con sai lầm của cha mẹ Việt