Thân hình thon thả với vòng eo con kiến luôn là mong ước của mọi cô gái. Thế nhưng dù bạn có ăn kiêng hay tập luyện thì cân nặng vẫn chẳng hề giảm. Nguyên nhân do đâu?
Một trong những thực phẩm quen thuộc nhất của các chế độ giảm cân là salad. Nhưng thành phần chủ yếu trong salad là các loại rau thô (chưa qua chế biến) khi nạp vào cơ thể quá nhiều khiến ta dễ dàng bị tăng cân trở lại. Nguyên nhân là do các chất xơ có trong rau thô khó tiêu, gây nên các vấn đề về tiêu hóa, các vi khuẩn có lợi ở đường ruột bị phá hủy, khiến cho quá trình trao đổi chất bị chậm lại và cân nặng theo đó tăng lên. Vì vậy đừng quá lạm dụng các loại rau thô khi giảm cân nhé!
2. Ăn quá nhiều chất đạm
Chất đạm hay protein thường được bổ sung vào các thực đơn ăn kiêng bởi nó được cho là nhanh no và không tích tụ chất béo. Thế nhưng thực tế không hẳn vậy. Chế độ ăn kiêng loại bỏ tinh bột và thay thế bằng protein sẽ dẫn đến đạm chuyển hóa thành đường, đường chuyển hóa thành chất béo.
3. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ giúp ta có cảm giác no nhanh, từ đó hạn chế nạp thức ăn vào cơ thể. Thế nhưng quá nhiều chất xơ đến mức dư thừa sẽ gây cản trở hoạt động của vi khuẩn có lợi trong ruột, dẫn đến làm chậm việc hấp thụ các dưỡng chất quan trọng nhất từ dạ dày và ruột. Quá trình trao đổi chất theo đó sẽ bị chậm lại, dẫn đến tăng cân thay vì giảm cân.
4. Ăn không đủ muối
Thừa muối khiến cơ thể dễ bị tích nước, sưng phù mặt và béo bụng. Nhưng ngược lại, thiếu muối làm giảm quá trình đốt cháy calo dư thừa, gây nên căng thẳng và nhiều bệnh khác. Bạn cần bổ sung tối thiểu 1500mg muối mỗi ngày.
5. Tập luyện quá nhiều
Luyện tập là phương pháp giúp vừa giảm cân hiệu quả vừa tốt cho sức khỏe. Nhưng luyện tập quá nhiều lại khác. Khi tập luyện quá thường xuyên, cơ thể sẽ tiết ra hormone gây nên tình trạng căng thẳng. Loại hormone này khiến bạn có cảm giác thèm ăn và giảm tỉ lệ tiêu hao mỡ thừa trong cơ thể. Vì thế mà hãy tập luyện vừa phải và thích hợp để vừa đẹp vừa khỏe nhé!
6. Không ăn các chất béo có lợi
Nhiều người cho rằng muốn giảm cân thì phải loại bỏ hoàn toàn các chất béo ra khỏi thực đơn hàng ngày. Điều này sẽ làm cơ thể thiếu hụt lượng chất béo nhất định, làm quá trình trao đổi chất bị cản trở. Thay vào đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa chất béo omega-3 và các axit béo cần thiết như cá, các loại hạt, dầu ô liu, dầu hạt lanh...
Lê Na