Một biểu đồ đang gây xôn xao mạng xã hội khiến các bậc cha mẹ có con nhỏ phải lưu tâm: Những thanh niên sở hữu smartphone lần đầu ở trường tiểu học cho biết sức khỏe tâm thần khi trưởng thành kém hơn nhiều so với những ai sử dụng thiết bị này ở tuổi thiếu niên.
Thế giới gia đình

Những người dùng smartphone sớm hơn sẽ gặp nhiều vấn đề về tinh thần hơn khi trưởng thành

Sơn Vân 18:17 24/02/2024

Một biểu đồ đang gây xôn xao mạng xã hội khiến các bậc cha mẹ có con nhỏ phải lưu tâm: Những thanh niên sở hữu smartphone lần đầu ở trường tiểu học cho biết sức khỏe tâm thần khi trưởng thành kém hơn nhiều so với những ai sử dụng thiết bị này ở tuổi thiếu niên.

Meghan Morris, nữ phóng viên cao cấp của trang Insider, bình luận: “Cuộc khảo sát khiến tôi mừng cho bản thân. Do là người thuộc thế hệ Y (sinh từ năm 1981 đến 1996), tôi thuộc thế hệ cuối cùng có tuổi thơ ít tiếp xúc với công nghệ. Tôi đã sử dụng điện thoại nắp gập khi còn học cấp hai và cấp ba để nhắc bố mẹ đón tôi sau buổi tập. Bàn phím T9 kiểu cũ và gói tin nhắn hạn chế đã đưa cuộc trò chuyện sau giờ học của tôi vào nền tảng truyền thông xã hội tốt hiếm hoi thời đó là AOL Instant Messenger”.

Được xuất bản bởi nhóm phi lợi nhuận Sapien Labs, nghiên cứu đầy đủ đã khảo sát hơn 27.000 thanh niên trên khắp thế giới từ 18 đến 24 tuổi.

Ngay cả với những người không trải qua sự kiện tiêu cực nào thời thơ ấu, mối quan hệ giữa độ tuổi sử dụng smartphone đầu tiên và sức khỏe tâm thần khi trưởng thành là rất đáng kể, đặc biệt là với phụ nữ.

Trong số những người trả lời khảo sát là nữ, 74% người lần đầu tiên có smartphone vào năm 6 tuổi cho biết họ "đau khổ hoặc gặp khó khăn" về mặt tinh thần, so với 52% người sở hữu điện thoại đầu tiên năm 15 tuổi.

Meghan Morris nhận xét: “Tôi không ghen tị với các bậc cha mẹ đang phải đau đầu để tìm ra thời điểm nên mua cho con mình một chiếc smartphone, đặc biệt là trong những cuộc khảo sát như thế này. Một bà mẹ viết trên Insider năm ngoái rằng 6 tuổi là thời điểm thích hợp để mua cho đứa con trai tài năng của mình một chiếc smartphone. Cậu bé muốn chụp và lập danh mục các bức ảnh về côn trùng, một cách sử dụng tốt nhất có thể. Các bậc cha mẹ đang tìm kiếm sự hướng dẫn cần biết rằng những người hiểu biết nhiều nhất về công nghệ, như Steve Jobs (nhà đồng sáng lập Apple) và Bill Gates (người đồng sáng lập Microsoft), đã nuôi dạy con cái họ với công nghệ hạn chế. Bill Gates thậm chí không cho con mình mua điện thoại di động cho đến khi chúng 14 tuổi”.

nhung-nguoi-dung-smartphone-som-hon-se-gap-nhieu-van-de-ve-tinh-than-hon-khi-truong-thanh.jpg
Một nghiên cứu cho thấy những người sử dụng smartphone sớm hơn thường gặp vấn đề về tinh thần hơn khi trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ dùng điện thoại khi còn là con gái - Ảnh: Godong

Sức khỏe tâm thần suy giảm vì smartphone

Theo một nghiên cứu khác do Sapien Labs công bố, việc sử dụng smartphone có thể là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm liên tục về sức khỏe tâm thần của thanh niên trong độ tuổi 18 - 24.

Sapien Labs lưu ý rằng: “Trước khi có internet, vào thời điểm được 18 tuổi, nhiều người đã dành 15.000 đến 25.000 giờ để tương tác trực tiếp với bạn bè và gia đình. Song khi có internet, con số đó đã giảm xuống còn từ 1.500 đến 5.000 giờ, đặc biệt sau khi smartphone dần phổ biến”.

Tara Thiagarajan, người đứng đầu nghiên cứu tại Sapien Labs nói rằng thanh niên đang dành quá nhiều thời gian cho smartphone thay vì học các kỹ năng xã hội. Sự giảm tương tác xã hội này ngăn cản mọi người học các kỹ năng quan trọng như cách đọc nét mặt, ngôn ngữ cơ thể, chạm vào cơ thể, phản ứng cảm xúc phù hợp và giải quyết xung đột. Tara Thiagarajan lưu ý những người thiếu các kỹ năng này có thể bị tách khỏi xã hội và cảm thấy muốn tự tử.

Dữ liệu được thu thập ở 34 quốc gia, nơi sự suy giảm sức khỏe tinh thần của thanh niên 18 - 24 tuổi bắt đầu được ghi nhận trước đại dịch COVID-19. Sự sụt giảm bắt đầu sau năm 2010, trùng với sự gia tăng của việc sử dụng smartphone. Trước năm 2010, thanh niên có mức độ hạnh phúc tâm lý cao nhất. Kể từ đó, xu hướng đã đi theo chiều hướng ngược lại.

Nếu biết một người dùng nghiện smartphone trong độ tuổi 18 - 24, hãy để ý các triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu của vấn đề tâm thần: Những suy nghĩ ám ảnh, kỳ lạ hoặc không mong muốn; tự ti với hình ảnh và giá trị bản thân; cảm giác xa rời thực tế; hạn chế mối quan hệ với những người khác; có ý nghĩ tự tử; thường sợ hãi và lo lắng; cảm giác buồn bã, đau khổ hoặc tuyệt vọng.

Cũng theo Tara Thiagarajan, dữ liệu cho thấy nhiều người hiện dành 7 - 10 giờ trực tuyến. Điều này khiến họ có ít thời gian để tham gia xã hội trực tiếp, dẫn đến cô lập trong xã hội.

Báo cáo cho rằng những triệu chứng nêu trên chỉ ra sự suy giảm của The social self - thước đo tổng hợp về cách nhiều người nhìn nhận bản thân để hình thành cũng như duy trì các mối quan hệ. Về cơ bản, đó là chỉ số với cách một cá nhân liên kết với xã hội.

Nếu cảm thấy cần theo dõi việc sử dụng smartphone của mình nhiều hơn nữa để phòng tránh các tác hại về sức khỏe tâm thần do thiết bị này gây ra, người dùng được khuyến cáo sử dụng các tính năng Screen Time trên iOS hoặc Digital Wellbeing trên Android để theo dõi việc dùng smartphone.

Thanh thiếu niên dùng smartphone ở mức độ vừa phải có thể tốt cho sức khỏe tâm thần

Một nghiên cứu được công bố hồi tháng 12.2023 trên tạp chí PLOS ONE lại cho thấy thanh thiếu niên sử dụng smartphone từ 1 - 2 giờ mỗi ngày có nguy cơ trầm cảm, tự tử, khó ngủ, căng thẳng và nghiện rượu thấp hơn so với những người không dùng điện thoại.

Tuy nhiên, những thanh thiếu niên dành hơn 4 giờ mỗi ngày để sử dụng smartphone có tỷ lệ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần và lạm dụng chất gây nghiện cao hơn tới 22% so với những ai dùng ở mức độ vừa phải.

Nhóm tác giả viết trong báo cáo: "Về mục đích xã hội, thời gian sử dụng 1 - 2 giờ có thể bảo vệ thanh thiếu niên khỏi các ý định tự sát. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc dùng smartphone ít hơn 2 giờ mỗi ngày dường như có lợi cho sức khỏe tâm thần hơn so với việc không sử dụng".

So với những thanh thiếu niên tuyên bố không dùng smartphone để giải trí, nhóm sử dụng dưới 2 giờ mỗi ngày có xu hướng ít bị căng thẳng hơn 30%, ít gặp vấn đề về giấc ngủ hơn 27%, ít bị trầm cảm hơn 38%, ít có khả năng tự tử hơn 43% và ít có khả năng lạm dụng rượu hơn 47%.

Những lợi ích đó vẫn được duy trì khi mức độ sử dụng smartphone tăng lên một chút. Thanh thiếu niên dùngsmartphone 2 - 4 giờ mỗi ngày ít bị căng thẳng hơn 29%, ít bị trầm cảm hơn 34%, ít có khả năng tự tử hơn 40% và ít có khả năng lạm dụng rượu hơn 27%.

Tuy nhiên, việc dùng smartphone quá 4 giờ mỗi ngày cho thấy những tác động tiêu cực ngày càng tăng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi sử dụng smartphone 4 - 6 giờ hoặc hơn mỗi ngày, thanh thiếu niên có nhiều khả năng phải đối mặt với tình trạng sức khỏe tâm thần kém, căng thẳng, béo phì, trầm cảm và có ý định tự tử.

Bài liên quan
Đối tác của Apple đặt cược loại pin mới sẽ thay đổi cuộc chơi trên các smartphone ngày càng mỏng hơn
TDK Corp (Nhật Bản) đang đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở châu Á về dòng pin smartphone mới mà hãng hy vọng sẽ thay đổi cuộc chơi trong nỗ lực cung cấp nhiều năng lượng hơn cho các thiết bị ngày càng mỏng hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
10 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những người dùng smartphone sớm hơn sẽ gặp nhiều vấn đề về tinh thần hơn khi trưởng thành