Tình trạng thiếu cơ sở lọc dầu đẩy ngành sản xuất dầu thô Nigeria vào cảnh khủng hoảng phải nhập khẩu xăng và dầu diesel, theo báo Đức Deutsche Welle (DW).

Nigeria ‘giàu’ dầu thô nhưng vẫn phải nhập khẩu xăng và dầu diesel

Bảo Vĩnh | 16/02/2023, 16:25

Tình trạng thiếu cơ sở lọc dầu đẩy ngành sản xuất dầu thô Nigeria vào cảnh khủng hoảng phải nhập khẩu xăng và dầu diesel, theo báo Đức Deutsche Welle (DW).

fuel.jpg
Người lái xe Nigeria thường phải đối phó nạn thiếu hụt xăng dầu - Ảnh: Guardian

Nigeria là một khổng lồ về tầm cỡ dân số và sức mạnh kinh tế. Khoảng 220 triệu người sống ở đất nước vùng Tây châu Phi này, và dự báo số dân Nigeria sẽ là 3.745 triệu người kể từ năm 2050.

Riêng bang Lagos đã có sản lượng kinh tế lớn hơn Kenya, và Nigeria tạo ra nguồn GDP lớn hơn so với tất cả các quốc gia vùng Tây châu Phi cộng lại.

Nigeria phải nhập khẩu dầu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng

Cỗ máy cái của kinh tế Nigeria là dầu thô với trữ lượng dồi dào ở vùng châu thổ Nigeria. Nhưng dù giàu tài nguyên, kinh tế nước này lại chật vật. Sức tăng trưởng kinh tế thấp hơn sự tăng dân số, khiến các chuyên gia cảnh báo nạn nghèo sẽ gia tăng và kéo theo bất ổn xã hội.

Xu hướng xấu đó có những lý do rõ ràng: sản lượng dầu thô giảm rất thấp, mà theo nhà kinh tế học Afolabi Olowookere người Nigeria, nguồn thu từ dầu của chính phủ nước này đã giảm thấp từ gần 47% hồi năm 2017 xuống còn 7,4% trong quý đầu năm 2022.

Nigeria không thể hưởng lợi từ sự tăng giá dầu cấp toàn cầu. Hậu quả là GDP của nước này giảm từ hơn 13% xuống dưới 6% kể từ năm 2010.

Vấn nạn cốt lõi của Nigeria là gần như lệ thuộc vào việc nhập khẩu dầu đắt tiền để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng, bất chấp việc nước này là nhà sản xuất dầu thô lớn nhất châu Phi.

Nigeria có 4 nhà máy lọc dầu thuộc nhà nước, nhưng chúng đã cũ kỹ và hầu như không hoạt động vì điều hành yếu kém.

Chính phủ Nigeria hàng năm đã phải chi hàng tỷ USD để trợ giá xăng dầu nhằm tránh những hậu quả từ bất ổn xã hội. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn phải trả nhiều tiền khi đổ xăng. Việc này cũng dẫn đến việc buôn lậu xăng giá rẻ từ các nước láng giềng.

Cách đây vài ngày, tổng giám đốc Công ty Dầu mỏ quốc gia Nigeria, ông Mele Kyari nói Nigeria cần có khoản tiền 9,1 tỉ USD để đáp ứng việc trợ giá xăng dầu trong năm nay.

Chi phí trợ giá xăng dầu tăng “thủng trời”, cùng với những tổn thất kinh tế do giá dầu giảm gần đây đã khiến Nigeria phải vay khẩn cấp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)mới có tiền cho ngân sách.

Nhờ Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ tài chính, dòng tiền 5 tỉ USD đã chảy vào Nigeria từ lúc bùng phát dịch COVID-19, nhằm giúp nền kinh tế lớn nhất châu Phi này không bị sụp đổ.

Nhưng rồi những thách thức về tài chính đã quay trở lại. Năm 2018, IMF kêu gọi Nigeria lo cắt giảm khoản nợ vay ngày càng tăng nhằm tránh một cuộc khủng hoảng.

Điều này càng trở nên rõ ràng khi nhìn vào lĩnh vực “vàng đen”. Sản lượng 1,8 triệu thùng dầu/ngày - có từ trước khi bùng phát COVID-19 - đã bị tụt xuống còn khoảng 1 triệu thùng/ngày.

Nguồn ngoại tệ dự trữ của Nigeria cũng lâm cảnh nguy hiểm, tiếp tục giảm theo mỗi năm qua. Các chuyên gia tài chính quốc tế cảnh báo đồng nội tệ naira của nước này có thể bị mất giá trị, nếu quỹ ngoại tệ dự trữ hạ xuông thấp hơn mốc 30 tỉ USD.

“Chọn lựa của Nigeria” là nghiên cứu mới nhất về Nigeria của các chuyên gia WB (công bố hồi tháng 12.2022) đã cho thấy rõ tình hình nghiêm trọng: “Nigeria đang trong tình thế khó khăn về kinh tế vốn tiếp tục đi xuống”.

Tuy nhiên, với nguồn thu thuế bị giảm, chi phí trợ giá xăng dầu tăng cao, giá dầu giảm và sản lượng dầu cũng giảm, Nigeria có rất ít lựa chọn. Thêm vào đó là nạn lạm phát hơn 20% và triển vọng kinh tế của Nigeria rất ảm đạm.

Bảng xếp hạng của tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) đã cho thấy nạn tham nhũng tiếp tục bóp ngạt hoạt động kinh tế của Nigeria. Nước này đứng hạng 154/180 quốc gia và lãnh thổ trong bảng xếp hạng năm 2021, có nghĩa tụt hạng đáng kể từ sau lần đứng hạng 144 hồi năm 2018.

Các quan chức chính phủ Nigeria - như Bộ trưởng Tài chính Zainab Ahmed- đã chính thức giải thích việc thiếu hụt xăng dầu diesel là do nạn trộm cắp. Cộng thêm vào đó là những hoạt động phá hoại các tuyến ống dẫn dầu ở vùng châu thổ Niger.

nigeria-pa.jpg
Một nhà máy lọc dầu của nhà nước Nigeria - Ảnh: PA

Niềm hy vọng vào một cơ sở lọc dầu khổng lồ

Bên ngoài thủ đô Lagos là công trình xây dựng nhà máy lọc dầu Dangote. Một khi đưa vào hoạt động, nhà máy này sẽ cung cấp đủ xăng dầu diesel cho Nigeria. Chủ nhà máy này là tỷ phú Aliko Dangote, người được cho là đại gia giàu nhất châu Phi. Tuy nhiên, việc hoàn thành công trình đã bị kéo dài nhiều năm.

Muazu Magaji, một chuyên gia về tài nguyên dầu thô ở thủ đô Lagos, nói nhờ lĩnh vực tư nhân đầu tư, Nigeria hy vọng tạo ra một giải pháp thay thế cho các nhà máy lọc dầu thuộc nhà nước. Tổng sản lượng của 4 nhà máy lọc dầu hiện nay là 450.000 thùng/ngày, so với 650.000 thùng/ngày ở nhà máy lọc dầu Dangote.

Ông còn nói với DW: “Việc các chính khách Nigeria không có một tầm nhìn chiến lược là một lý do khính khiến tình hình kinh tế yếu kém. Sự thật là tự thân tất cả các chính phủ từ trước đến nay của Nigeria không phát triển được một tầm nhìn về an ninh năng lượng”.

Từ lâu, các chuyên gia đã kêu gọi chính phủ Nigeria tránh lệ thuộc dầu thô. Các nhà kinh tế học còn nói chính phủ cần đa dạng hóa nền kinh tế.

Nhà kinh tế học Magaji cho biết: “Đáng tiếc là chính sách chuyển đổi năng lượng đã kéo dài những 4-5 thập niên. Chúng tôi nói đến những cuộc thay đổi triệt để, mong muốn quảng lĩnh vực mỏ và phát triển nông nghiệp thành một thương hiệu quan trọng, nhưng chúng tôi chưa đạt đến thành công”.

Theo Magaji, Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari đã chú trọng việc phát triển nông nghiệp. Magaji nói: “Chúng tôi đã chuyển mình từ một trong những quốc gia nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới sang sự tự chủ, nhưng vẫn chưa đủ để xuất khẩu gạo”.

Nigeria sẽ tổ chức bầu cử tổng thống mới vào ngày 25.2 tới, thời điểm mà chính phủ kế tiếp sẽ có cơ hội thúc đẩy kế hoạch đa dạng hóa nền kinh tế vốn được mong đợi từ lâu nay.

Bài liên quan
Quỹ bình ổn giá xăng dầu là sự sáng tạo của Việt Nam, nhưng không đảm bảo sự bình ổn
TS Phạm Thế Anh cho rằng cả lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy Quỹ bình ổn không đạt được mục tiêu giúp bình ổn giá như mong muốn của Nhà nước. Do đó, đề nghị bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nigeria ‘giàu’ dầu thô nhưng vẫn phải nhập khẩu xăng và dầu diesel