Tính đến cuối năm 2014, tổng dư nợ công của Việt Nam (nợ của Chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương) ước tính 2.347 nghìn tỉ đồng (khoảng 110 tỉ USD). Tỷ trọng nợ công so với GDP tăng nhanh, từ 50% năm 2011 lên 59,6% năm 2014.
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam. WB cho rằng vấn đề ngân sách của Việt Nam đang là mối quan ngại. Nợ công tăng nhanh trong những năm gần đây. Thêm vào đó, chi phí trả nợ chiếm gần 7,2% chi ngân sách và lấn át các khoản chi tiêu khác.
Tính đến cuối năm 2014, tổng dư nợ công của Việt Nam (nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương) ước tính 2.347 nghìn tỉ đồng (khoảng 110 tỉ USD). Tỷ trọng nợ công so với GDP tăng nhanh, từ 50% năm 2011 lên 59,6% năm 2014.
Trong đó, 79,6% con số này là nợ chính phủ, 19% là nợ được chính phủ bảo lãnh và khoảng 1,4% là nợ của chính quyền địa phương. Bộ Tài chính dự báo tổng dư nợ công có thể đạt mức đỉnh điểm gần 65% GDP vào cuối năm 2017.
World Bank cho hay, nợ tăng do thay đổi cơ cấu nợ. Do nhu cầu tài trợ ngân sách tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng huy động vốn vay ưu đãi bên ngoài, Việt Nam chủ yếu dựa vào nợ trong nước để đáp ứng nhu cầu huy động vốn.
Báo cáo cũng cho rằng mặc dù nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn giữ ổn định khoảng 27-28% GDP trong giai đoạn 2010 - 2014, nợ trong nước đã tăng nhanh từ 23,1% GDP năm 2010 lên 31,7% GDP năm 2014.
WB cho rằngcân đối ngân sách của Việt Nam vẫn là mối quan ngại. Nợ công tăng nhanh trong những năm gần đây và chi phí trả nợ có thể là gánh nặng ngày càng tăng cho ngân sách.
Nghĩa vụ thanh toán nợ công đã tăng từ 22% năm 2010 lên gần 26% tổng thu ngân sách năm 2014. Chi trả lãi vay hiện chiếm gần 7,2% chi ngân sách, lấn át các khoản chi tiêu khác.
Ngoài ra, nghĩa vụ nợ tiềm tàng từ doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và khu vực ngân hàng cũng trở thành mối nguy cơ rủi ro tới tính bền vững của nợ công.
Trong khi đó, đà xuất khẩu suy giảm và nhập khẩu tăng nhanh đã đẩy tài khoản vãng lai vào tình trạng thâm hụt trong quý 1/2015.
Trong khi đó, phần lớn huy động vốn trong nước dựa vào phát hành trái phiếu chính phủ với thời gian đáo hạn trung bình của trái phiếu tương đối ngắn. Điều đó dẫn tới phát sinh rủi ro quay vòng nợ không khớp với kỳ hạn.
Hoàng Long