Theo quy hoạch, khu đô thị mới Thủ Thiêm ở Q.2 (TP.HCM) không chỉ có dự án nhà hát giao hưởng mà còn nhiều công trình văn hóa khác như rạp xiếc tổng hợp, quảng trường lớn, trung tâm triển lãm quy hoạch, nhà thi đấu thể thao quốc tế... nhưng cho nay thì gần như tất cả chỉ là “giấc mơ còn dang dở”...

Nóng và lạnh những dự án ngàn tỉ trên bán đảo Thủ Thiêm

13/10/2018, 16:19

Theo quy hoạch, khu đô thị mới Thủ Thiêm ở Q.2 (TP.HCM) không chỉ có dự án nhà hát giao hưởng mà còn nhiều công trình văn hóa khác như rạp xiếc tổng hợp, quảng trường lớn, trung tâm triển lãm quy hoạch, nhà thi đấu thể thao quốc tế... nhưng cho nay thì gần như tất cả chỉ là “giấc mơ còn dang dở”...

Phối cảnh khu đô thị mới Thủ Thiêm, Q.2 - Ảnh: Tư liệu

Năm 2000, đề án phát triển Thủ Thiêm được chính quyền TP.HCM công bố với kỳ vọng sẽ biến biến bán đảo có diện 657ha này thành một khu đô thị hiện đại nhất Việt Nam vào thế kỷ 21. TP.HCM mong muốn sẽ biến Thủ Thiêm trở nên sầm uất như “phố Đông”của Thượng Hải (Trung Quốc).

Theo đề án, việc xây dựng khu đô thị mới ở Thủ Thiêm sẽ giúp giảm tải cho khu trung tâm thành phố vốn đông đúc dân cư và diện tích ngày càng hạn hẹp. Theo đó Thủ Thiêm dần dần sẽ là một nơi thực hiện các chức năng mà trung tâm cũ không làm được, như là trung tâm tài chính, dịch vụ lớn của Đông Nam Á, là nơi gọi mời những tập đoàn đa quốc gia của thế giới mở các văn phòng đại diện trên các cao ốc đa năng hiện đại tại khu đô thị này.

Sau 10 năm thực hiện, cuối cùng Thủ Thiêm cũng đã được liên thông với trung tâm TP.HCM qua cây cầu mà Thủ Thiêm 1, và hầm chui qua sông Sài Gòn. Cầu đã thông, đường đã nối, đất đai cũng được giải phóng mặt bằng để sẵn sàng biến những giấc mơ của thành phố trở thành sự thật…

Dưới đây là những dự án ngàn tỉ ở Thủ Thiêm đang được dư luận mổ xẻ:

1. Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch thành phố:

Dự án xây dựng nhà hát đã được Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.HCM thông qua tại một cuộc họp bất thường ngày 8.10.2018 với số tiền đầu tư dự kiến lên tới 1.500 tỉ đồng, tương đương hơn 65 triệu USD.

Phố cảnh Nhà hát giao hưởng Nhạc vũ kịch TP.HCM - Ảnh:Tư liệu

Tuy nhiên, đây là dự án được khởi động cách đây 20 năm và được ví là dự án truân chuyên nhất từ trước đến nay.

Theo các kiến trúc sư của thành phố cho biết dự án xây dựng nhà giao hưởng là một công trình gian nan nhất. Phải mất hơn mười năm mới chọn được địa điểm. Ban đầu TP.HCM định sử lô đất tại công ty Xổ số kiến thiết ở số 23 Lê Duẩn (Q.1), nhưng không được chấp thuận vì quá nhỏ.

Vị trí được chọn để thay thế là Công viên 23.9 (Q.1). Vào thời điểm đó, theo chính quyền TP.HCM thì đây là nơi lý tưởng vì nó nằm ở trung tâm thành phố. Thế nhưng dự án này một lần nữa gặp trục trặc khi hội đồng quy hoạch kiến trúc thành phố cho rằng Công viên 29.3 chưa thật thoả mãn nhu cầu của một nhà hát giao hưởng tầm quốc tế cho 1.700 chỗ ngồi. Bởi vì ngoài nhà hát ra thì còn rất nhiều không gian chức năng khác kèm theo.

Để thoả mãn nhà hát theo tiêu chuẩn công trình văn hoá cấp 1 của Việt Nam với định mức tối thiểu 10m2/người thì diện tích tối thiểu phải cần có là 1,5 – 2ha, còn theo tiêu chuẩn các nhà hát quốc tế đang có ở các nước phát triển thì phải cần tối thiểu là 3 – 4ha, ngoài ra cũng vẫn còn những sự lấn cần về giao thông, an toàn cháy nổ, bảo đảm an ninh và việc xây dựng nhà hát giao hưởng làm mất đi một khoảng không gian cây xanh quý giá, không gian giao tiếp công cộng ở ngay trung tâm thành phố.

Vì thế, vẫn có ý kiến cho rằng việc chọn địa điểm 23.9 là để đáp ứng nhu cầu cấp bách trước mắt bởi dự án này kéo dài hơn mười năm, trong khi các máy móc thiết bị, nhạc cụ rất đắt tiền đã mua về và đang trùm mền.

Nhà hát TP.HCM hiện tại có sức chứa 500 người

Vào tháng 11.2010 UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 5061/QĐ-UBND về duyệt nhiệm vụ điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Trong đó, bố trí thêm một số công trình công cộng cấp thành phố, như: Trụ sở phòng cháy chữa cháy, Bệnh viện quốc tế, Nhà hát giao hưởng, Cung văn hóa thiếu nhi..

Đến tháng 12.2010 ,Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân TP.HCM về đầu tư, xây dựng, phát triển các cơ sở vui chơi giải trí cho trẻ em trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011-2015 và xác định sẽ: "Tổ chức thực hiện các công trình Khu liên hợp Thể dục - Thể thao Rạch Chiếc (quận 2), Bảo tàng thành phố, Nhà hát Giao hưởng - Vũ - Kịch thành phố (tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm), Nhà xiếc thành phố".

Cận cảnh khu đất kim cương xây nhà hát ở Thủ Thiêm - Ảnh: Zing

Tháng 9.2017 việc xây dựng nhà hát giao hưởng một lần nữa được chính quyền thành phố mang ra bàn bạc và quyết định xây dựng tại Thủ Thiêm. Công trình sẽ do Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở VH-TT TP.HCM làm chủ đầu tư. Công trình có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.500 tỉ đồng tiền ngân sách thông qua nguồn thu việc bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn, Q.1.

Tại kỳ họp thứ 10 HĐND TP.HCM khóa 9 (kỳ họp bất thường), vào ngày 8.10.2018, các đại biểu đã thông qua dự án xây dựng nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch ở Thủ Thiêm. Vị trí xây dựng nhà hát là khu đất nằm giữa Trung tâm Triển lãm quy hoạch thành phố và chân cầu Thủ Thiêm 2 đang được xây dựng tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Theo UBND TP.HCM, việc xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch đạt tiêu chuẩn quốc tế là thật sự cần thiết. Đây sẽ là một công trình văn hóa mang tính biểu tượng, điểm nhấn về kiến trúc, nghệ thuật của thành phố.

Hiện tại các hạng mục hạ tầng kết nối xung quanh khu vực xây dựng nhà hát 1.700 chỗ vẫn đang thi công dở dang và xung quanh chỉ là những bãi đất trống...

Và dư luận đang đặt ra câu hỏi: Nhà hát 1500 tỷ trên bán đảo Thủ Thiêm: tại sao lúc này?

2. Trung tâm triển lãm quy hoạch

Theo quy hoạch, nhà hát 1.500 tỉ đồng sẽ được xây cạnh Trung tâm Triển lãm quy hoạch TP.HCM. Theo công bố của chính quyền TP.HCM vào thời điểm điểm bắt đầu xây dựng (2015) thì trung tâm này có vốn tư khoảng 35 triệu USD, trình dự kiến sẽ đưa vào hoạt động vào ngày 30.4.2016.

Phối cảnh hóc nhìn từ chính giữa Quảng trường đến Trung tâm Triển Lãm Quy hoạch - Ảnh tư liệu

Trong đề án xây dựng được công bố năm 2013, tòa nhà trung tâm Thông tin triển lãm quy hoạch TP.HCM sẽ toạ lạc trên quảng trường trung tâm và bên bờ sông Sài Gòn với tổng diện tích 18.000m2. TP.HCM xác định đây là công trình công cộng mang tính biểu tượng đầu tiên của thành phố. Đồ án quy hoạch chi tiết của công trình và không gian xung quanh do công ty tư vấn kiến trúc Pháp DeSo-Defrain – Souquet thiết kế đã đoạt được giải nhất cuộc thi quốc tế. Đó là toà nhà với năm tầng phục vụ trưng bày, triển lãm và thực hiện các chức năng khác.

Phối cảnh góc nhìn từ chính giữa Quảng trường đến Trung tâm Triển Lãm Quy hoạch - Ảnh tư liệu

Ngoài chức năng chính là triển lãm quy hoạch và kiến trúc, tòa nhà còn là nơi giao lưu của giới chuyên môn, của mọi tầng lớp người dân thành phố và cả khách tham quan du lịch. Đây không chỉ là một nơi quảng bá thông tin, mà còn là nơi để chia sẻ thông tin, văn hoá và kiến thức.

Trung tâm Triển Lãm Quy hoạch trong thời điểm hiện tại (10.2018) - Ảnh: Lê Quân

Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại (tháng 10.2018) thì lô đất là vẫn là một vùng đầm lầy, cây cối mọc um tùm. Một phần diện tích là mặt hồ đầy rau muống, riêng tòa nhà đang xây dựng dang dở...

Trung tâm Triển lãm quy hoạch TP.HCM đang xây dựng dang dở và bỏ hoang trong suốt thời gian qua - Ảnh: Lê Quân

3. Quảng trường lớn TP.HCM:

TP.HCM là thành phố lớn duy nhất trên thế giới không có quảng trường lớn. Do vậy mà nhân dân thành phố vui mừng khi TP.HCM dành 30ha làm quảng trường trung tâm đủ chỗ cho nửa triệu người tham gia các sự kiện tầm cỡ diễn ra tại đây. Quảng trường trung tâm là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn hoá, tổ chức các lễ hội văn hoá, chính trị và các hoạt động thường nhật phục vụ người dân thành phố và du khách, bổ sung các khu vực chức năng không thể đáp ứng được trong khu đô thị hiện hữu.

Phố cảnh Quảng trường lớn TP.HCM - Ảnh: Tư liệu

Đề án quy hoạch chi tiết 1/500 của quảng trường này cũng do công ty Defrain Souquet Deso Associes – Pháp (DeSo) được lãnh đạo thành phố chấp thuận trên cơ sở điều chỉnh theo hướng phục vụ cho các hoạt động chính trị chứ không chỉ thuần tuý là vui chơi giải trí. Quảng trường sẽ là nơi tiếp nhận những không gian hiện đại, mang tính biểu tượng cao và thể hiện quyết tâm của chính quyền trong việc bảo lưu, bảo vệ chất lượng môi trường ngay trong lòng trung tâm thành phố. Quảng trường nằm đối diện trung tâm lịch sử của thành phố qua một con sông, đây là điều cực kỳ hiếm có trên thế giới.

Đến thời điểm hiện tại quảng trường này vẫn hoàn thành.

4. Rạp xiếc tổng hợp

Rạp xiếc đã được thiết kế bởi tập đoàn FEMA vương quốc Bỉ từ năm 2009 trên diện tích hơn 6.000m2, được thiết kế hai tầng, có sức chứa 1.500 chỗ ngồi, ngoài khu biểu diễn còn khu văn phòng, khu phục vụ, khu dịch vụ. Rạp xiếc được thiết kế là một không gian mở và là tổ hợp văn hoá – giải trí. Ban đầu dự định đặt ở đường Lữ Gia, phường 15, quận 11, nhưng rồi mặt bằng quá nhỏ, vì vậy thành phố quyết định chọn Thủ Thiêm xây dựng công trình này.

Phối cảnh Rạp xiếc tổng hợp tại khu đô thị mới Thủ Thiêm - Ảnh: Tư liệu

Cho đến thời điểm hiện tại thì dự án rạp xiếc vẫn chưa hoàn thành.

4. Nhà thi đấu thể thao quốc tế

TP.HCM hiện nay thiếu các tổ hợp thể thao đa năng mang tầm quốc tế, các nhà thi đấu Phan Đình Phùng, Nguyễn Du, Hoa Lư không đủ tầm cho các cuộc thi đấu quốc tế lớn. Để đáp ứng nhu cầu này, thành phố cho xây dựng mới trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng trên diện tích đất 14.700m2, chủ đầu tư là tổng công ty Đền bù giải toả và phương án thiết kế của công ty Đá vàng đã được thành phố tuyển chọn. Tuy nhiên ai cũng thấy diện tích đất của sân Phan Đình Phùng hiện hữu là quá nhỏ so với các giải thi đấu quốc tế như SEA Games và không xứng với tầm vóc của thành phố mà cần có một địa điểm lớn hơn. Bài toán giao thông sẽ là một thách thức lớn cho nhà thi đấu Phan Đình Phùng mới trong những ngày thi đấu và đảm bảo không làm ảnh hưởng đến đời sống dân cư cũng là một thách thức không nhỏ.

Phối cảnh Nhà thi đấu thể thao quốc tế tại khu đô thị mới Thủ Thiêm - Ảnh: Tư liệu

Do đó vào năm 2016 UBND TP.HCM đã phê thực hiện dự án Khu phức hợp thể thao, giải trí tại Khu chức năng số 2C trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM trị giá 6.777 tỉ đồng.

Theo đề án xây dựng thì khu chức năng số 2C trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm có diện tích khoảng 31,49 ha sẽ được dành để xây dựng Khu phức hợp thể thao, giải trí (cấp đô thị), thời hạn sử dụng đất là 50 năm. Đây là khu phức hợp thể thao, giải trí bao gồm các hạng mục công trình Nhà thi đấu đa năng, Công viên thể thao giải trí,... và là một trong những công trình quan trọng, mang tính điểm nhấn của quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm gồm 3 chức năng.

Trong đó, chức năng thể thao với Nhà thi đấu đa năng là nơi tổ chức các sự kiện thể thao đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Chức năng giải trí với các công viên chuyên đề, các khu thương mại - dịch vụ tổng hợp đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế và là điểm nhấn du lịch nổi bật của thành phố.

Hiện tại nhà thi đấu vẫn chưa hoàn thành.

Tiểu Vũ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đấu thầu vàng miếng sáng nay, giá tham chiếu cao hơn phiên trước
Sáng 25.4, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng với giá tham chiếu 82,3 triệu đồng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nóng và lạnh những dự án ngàn tỉ trên bán đảo Thủ Thiêm