Nữ thẩm phán Ấn Độ đã quyết định rằng sờ soạng mà không cởi quần áo của nạn nhân thì không phải là tấn công tình dục, gây ra sự phẫn nộ trên khắp Ấn Độ.
Nữ thẩm phán Ấn Độ đã phán quyết rằng việc sờ soạng trẻ em qua quần áo của chúng không cấu thành hành vi tấn công tình dục, gây ra sự phẫn nộ trên khắp Ấn Độ và khiến các nhà vận động phải thất vọng trong cuộc chiến giải quyết vấn đề lạm dụng tình dục thường xuyên xảy đến đối với phụ nữ và trẻ em.
Trong một phán quyết vào tuần trước, thẩm phán Pushpa Ganediwala của Tòa án tối cao Bombay cho rằng một người đàn ông 39 tuổi đã không phạm tội tấn công tình dục một bé gái 12 tuổi chỉ vì anh ta không cởi bỏ quần áo của cô bé, nghĩa là toàn toàn không có tiếp xúc da chạm da.
Theo tài liệu của tòa án, người đàn ông này đã đưa đứa trẻ đến nhà với lý do cho cô bé ăn ổi vào tháng 12 năm 2016. Khi ở đó, anh ta đã sờ ngực và cố gắng cởi nội y của cô bé, theo bản án.
Anh ta bị kết tội tấn công tình dục và bị kết án ba năm tù tại một tòa án cấp thấp, nhưng sau đó đã kháng cáo lên Tòa án cấp cao.
Trong phán quyết của mình vào ngày 19 tháng 1, Thẩm phán Ganediwala nhận thấy rằng hành động của anh ta "không nằm trong định nghĩa 'tấn công tình dục'", có mức án tù tối thiểu 3 năm và có thể kéo dài đến 5 năm.
"Xem xét tính chất nghiêm ngặt của hình phạt được đặt lên người phạm tội, theo quan điểm của tòa án, cần có bằng chứng và các cáo buộc nghiêm trọng hơn", cô viết. Đạo luật Bảo vệ trẻ em khỏi các hành vi xâm hại tình dục năm 2012 của Ấn Độ không quy định rõ ràng rằng tiếp xúc da chạm da là cần thiết để cấu thành hành vi tấn công tình dục.
Thẩm phán Ganediwala đã tha bổng cho bị cáo tội tấn công tình dục nhưng đã kết tội anh ta với tội nhẹ hơn là quấy rối tình dục và kết án anh ta một năm tù.
Bà nói: “Nguyên tắc cơ bản của luật hình sự là hình phạt cho một hành vi phạm tội phải tương xứng với mức độ nghiêm trọng của tội ác”.
Vấn nạn tấn công tình dục ở Ấn Độ
Người dân Ấn Độ đã lên mạng xã hội sau khi phán quyết của Tòa án Tối cao Bombay được công bố để đặt câu hỏi về tính logic trước quyết định của tòa án. Các tòa án cấp cao khác và các tòa án cấp thấp hơn trên toàn Ấn Độ giờ đây sẽ cần phải tuân theo quyết định của Tòa án Tối cao Bombay.
Ủy ban Quốc gia về Phụ nữ Ấn Độ cho biết họ đã lên kế hoạch đưa ra một thách thức pháp lý đối với phán quyết mà họ cho rằng sẽ có "tác động nhiều tầng đối với các điều khoản khác nhau liên quan đến sự an toàn và an ninh của phụ nữ."
Karuna Nundy, một luật sư tại Tòa án Tối cao Ấn Độ, tòa án hàng đầu của quốc gia này, đề nghị các thẩm phán đã thông qua các phán quyết "hoàn toàn trái với luật đã được thiết lập" phải được đi đào tạo lại.
"Các phán quyết như thế này góp phần giúp trắng án cho các tội ác xảy đến với các bé gái" , cô ấy viết trong một bài tweet.
Ranjana Kumari, giám đốc Trung tâm nghiên cứu xã hội phi lợi nhuận Ấn Độ, một tổ chức ủng hộ quyền phụ nữ ở Ấn Độ, cho biết phán quyết này là "đáng xấu hổ, gây sốc và thiếu thận trọng trong tư pháp".
Tấn công tình dục là một vấn đề lớn ở Ấn Độ, nơi các tội ác tình dục thường tàn bạo và xảy ra phổ biến, nhưng thường được xử lý không đích đáng dưới hệ thống tư pháp của quốc gia này. Dựa trên số liệu chính thức từ năm 2018 ở Ấn Độ, cứ sau 16 phút lại có một phụ nữ bị cưỡng hiếp.
Sau một vụ án nổi tiếng vào năm 2012 khi một sinh viên 23 tuổi bị hãm hiếp và sát hại trên xe buýt ở New Delhi, các cải cách luật pháp và các hình phạt nghiêm khắc hơn đã được đưa ra.
Những điều khoản đó bao gồm các tòa án theo dõi và chuyển các vụ án hiếp dâm thông qua hệ thống tư pháp một cách nhanh chóng, sửa đổi định nghĩa về tội hiếp dâm bao gồm xâm hại qua đường hậu môn và miệng, và việc xuất bản các hướng dẫn mới của chính phủ nhằm loại bỏ bài kiểm tra bằng hai ngón tay nhằm mục đích đánh giá xem liệu một người phụ nữ có quan hệ tình dục gần đây hay không.
Nhưng các vụ án điểm về hiếp dâm vẫn tiếp tục gây xôn xao. Năm ngoái, một số vụ án đã gây phẫn nộ, bao gồm vụ một bé gái 13 tuổi bị hãm hiếp và bị bóp cổ chết trên cánh đồng, và một phụ nữ 86 tuổi bị cho là bị hãm hiếp trong khi chờ người bán sữa.
Các nhà hoạt động đã chỉ ra các vấn đề hiện có trong hệ thống tư pháp. Ví dụ, theo hệ thống pháp luật của Ấn Độ, lạm dụng tình dục một người chuyển giới chỉ bị phạt tối đa là hai năm tù.