Lượng khí thải ô nhiễm tăng cao tại châu Á sẽ là thách thức đối với khu vực này trong những năm tới.

Ô nhiễm không khí sẽ khiến hàng chục ngàn người châu Á chết vì hư phổi

Nguyễn Đặng Minh Hoa | 18/01/2017, 13:37

Lượng khí thải ô nhiễm tăng cao tại châu Á sẽ là thách thức đối với khu vực này trong những năm tới.

Các quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đang phải đối mặt với những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến ô nhiễm không khí, thậm chí đối mặt với cái chết. Ước tính đến năm 2030 có khoảng 70.000 trường hợp tử vong vì ô nhiễm không khí trong khu vực châu Á.

Một nghiên cứu củaTổ chức Greenpeace International và Đại học Harvard chỉ ra rằng các nhà máy nhiệt điện chạy than tại những nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Namđang dần giết chết con người bằng cách tạo ra “airpocalypse -hiện tượng ô nhiễm không khí nặng”. Thống kê cho thấy Úc là nước có xuất khẩu than nhiều nhất thế giới, trong khi Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc là những quốc gia tiêu thụ hàng đầu.

Quá trình đốt than tạo ra khói, mưa axit,không khí ô nhiễm vàgây ra những ảnh hưởng về môi trường to lớn. Các nhà máy nhiệt điện chạy than còn là nguồn thải khí CO2hàng đầu.Có vô số dự án nhiệt điện chạy than hiện được lên kế hoạch xây dựng để mở rộng ngành năng lượng tại khu vực Đông Nam Á và Đông Á.

Ô nhiễm không khí gây ra đột quỵ, ung thư phổi, bệnh về đường hô hấp, các bệnh tim mạch, động mạch và những bệnh mãn tính liên quan đến phổi.Ước tính khoảng 20.000 người tại khu vực Đông Nam Á chết mỗi năm do khí thải từ nhà máy điện đốt than và con số này sẽ tăng lên 70.000 người vào năm 2030 nếu tất cả các dự án nhà máy điện được đề xuất trong khu vực hoạt động.

Các nhà nghiên cứu nhận định nếu nhiệt điện chạy than vẫn hoạt động, lượng khí thải nhà kính ở Đông Nam Á, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ tăng gấp ba lần, trong đó tăng mạnh nhất ở Indonesia và Việt Nam. Theo kế hoạch, số nhà máy điện chạy than tại Việt Namsẽ tăng từ 38trong năm 2011 lên 133 nhà máyvào năm 2030. Tương tự, tại Indonesia số nhà máy nhiệt điện chạy than sẽ lên mức 323 từ 147 hiện nay. Tại Nhật Bản là từ 162 lên 172 nhà máyvàtừ 30 lên 70 tại Philippines.

Sự gia tăng dân số đòi hỏi lượng điện tiêu thụ cao, từ đó dẫn đến việc sản xuất nhiệt điện chạy than tăng. Trung Quốc là ví dụ điển hình cho tình trạng ô nhiễm trầm trọng đang diễn ra hiện nay và nguyên nhân chính xuất phát từ việc dân số đông.

Đã đến lúc các quốc gia trong khu vực cần phải thay đổi các chính sách về năng lượng nhằm bảo vệ hàng vạn người dân trước tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng hiện nay.

Phương Nhi (theo News)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Dứt khoát không để các dự án giao thông trọng điểm chờ cát, thiếu cát
Chủ trì cuộc làm việc về giải quyết vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm phía nam, chiều 11.5, tại TP.Vĩnh Long, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu gắn trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành, từ Trung ương tới địa phương trong triển khai phương án, kế hoạch bảo đảm vật liệu san lấp đã được xác định, "thủ tục ở cấp nào phải chủ động ở cấp đấy".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ô nhiễm không khí sẽ khiến hàng chục ngàn người châu Á chết vì hư phổi