“Làm nhà ở xã hội, người sở hữu phải nắm ngay được quyền trao đổi mua bán như các loại nhà ở thông thường của thị trường, không nên cứ phải để sau 5 năm đã vào ở rồi mới được quyền mua bán chuyển nhượng”

Ông Đinh La Thăng: Nên cho mua đi bán lại nhà ở xã hội như nhà ở thương mại

Quang Huy | 27/02/2017, 20:58

“Làm nhà ở xã hội, người sở hữu phải nắm ngay được quyền trao đổi mua bán như các loại nhà ở thông thường của thị trường, không nên cứ phải để sau 5 năm đã vào ở rồi mới được quyền mua bán chuyển nhượng”

Đó là vấn đề được ông Đinh La Thăng - Bí thư Thành ủy TP.HCM đặt ra tại Hội thảo Nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ vừa được tổ chức ngày 27.2, qua việc TP mong muốn giải quyết chốn an cư không chỉ cho người dân thành phố mà là tất cả các gia đình lao động nhập cư để ổn định cuộc sống và chính họ sẽ gắn bó với TP sau này.

Có quyền mua bán sẽ nên thị trường

“Ngoài việc, nhà ở xã hội đến đúng ‘địa chỉ’ mà người dân còn phải có quyền chuyển nhượng là khi mọi người có điều kiện chuyển đổi nhu cầu nhà ở lớn hơn, và từ đó hình thành thị trường. Khi đã hình thành thị trường thì những khu nhà ở xã hội cũng sẽ kích thích chung thúc đẩy tình hình xã hội, và ngoài nhà xã hội cũng nên tính đến việc phát triển loại nhà thuê mua, nhà trọ theo qui chuẩn phục vụ cho nhiều đối tượng”, ông Thăng đề nghị.

Ông Đinh La Thăng: Cần hình thành thị trường nhà ở xã hội- Ảnh: Q.Huy

Ông Đinh La Thăng phát biểu: “chúng ta cần phải hành động, trong đó doanh nghiệp phải làm gì. Nhà nước, ở đây là các sở ngành cần cơ chế cũng như ý kiến đề xuất để. Khi mỗi dự án nhà ở xã hội triển khai không phải mất thời gian quá lâu cho thủ tục, mà phải giải quyết ngay không để quá 6 tháng như nghững gì đang tồn tại”.

“Nhà ở xã hội cũng không được ‘bóp’ nhỏ diện tích tạo ra giá thành mua bán rẻ, mà phải cần tính đến tiện ích của khu nhà ở xã hội vẫn không khác các dự án nhà ở thương mại, vì ở trong khu nhà ở xã hội người dân cũng cần chổ cho con cái học hạnh, các tiện ích tối thiểu của một khu dân cư”, ông Thăng mong muốn.

Qua phát biểu của ông Đinh La Thăng, ý kiến các doanh nghiệp dự hội thảo cho rằng, thành phố sẽ rất khó áp dụng được mô hình nhà 100 triệu như tỉnh Bình Dương. Vì tiền đất không phải mua, hạ tầng đô thị được tận hưởng từ phát triển chung của tỉnh và còn có nhiều ưu đãi từ chính quyền và cũng là ưu điểm của Bình Dương. Trong khi đó TP.HCM không thể có những ưu điểm này thì rất khó để phát triển nhà ở xã hội 100 triệu đồng.

“Việc giảm giá thành là phải dựa trên việc áp dụng các kỹ thuật mới, tính toán tiết chế giá thành ban đầu.Chứ anh giảm diện tích thì còn gì là giá rẻ”. Bí thư thành ủy Đinh La Thăng nói. Theo ông, dù là nhà ở xã hội thì cư dân phải được hưởng tiện ích tốt nhất có thể.

Ông Thăng cũng thông tin thêm tại hội thảo, công ty xi măng Hà Tiên cam kết giảm giá 300.000 đồng cho mỗi tấn xi măng khi doanh nghiệp làm nhà ở xã hội, và các doanh nghiệp ngành thép, vật liệu xây dựng sẽ đồng lòng giảm giá nhiều mặt hàng của những doanh nghiệp này.

Nhà 100 triệu TP làm được nhưng rất ít

Để có nhưng căn nhà giá rẻ, ông Nguyễn Văn Đực - Phó tổng giám đốc Công ty Đất Lành cho rằng, thành phố cần xây nhà ở với mức giá 200 - 300 triệu đồng/căn và phải ra vùng ven vì khu gần trung tâm không còn quĩ đất.

“Để có những căn nhà giá rẻ thành phố nên quy hoạch những khu dân cư riêng và thuận tiện trong vân đề kết nối giao thông cũng chính sách lãi vay ngân hàng cho doang nghiệp”, ông Đực kiến nghị. Và ông cũng cho rằng thành phố không phải quá lo lắng khi căn hộ có diện tích nhỏ 20 - 25m2, vì khi có điều kiện hơn người dân vẫn có thể nhập 2 căn hộ thành một thành 40 hay 50 m2/căn.

Theo ông Đực, nếu chính quyền đầu tư toàn bộ hạ tầng kỹ thuật thì giá bán có thể kéo xuống 5 triệu đồng/m2, và với căn hộ có diện tích 20 - 30 m2 thì giá bán sẽ vào khoảng 100 - 150 triệu đồng như Bình Dương đã làm.

ông Lê Văn Khoa- Phó chủ tịch UBND TP.HCM: TP sẽ triển khai mô hình cấp phép dự án Nhà ở xã hội qui về một cửa là Sở Xây dựng để rút ngắn thời gian cũng những thủ tục không cần thiết

Chủ tịch HĐQT Công ty Nam Long - ông Vũ Xuân Quang nói rằng: tỷ suất đầu tư ở TP.HCM rất khó kéo xuống dưới 12 triệu đồng/m2. Vì theo ông Quang, Nam Long đã nghiên cứu rất nhiều mô hình ở các nước như Thái Lan, Singapore họ xây căn hộ 30m2 còn Việt Nam thì chưa cho phép làm. “Chương trình nhà ở giá rẻ tại Việt Nam là chủ trương đúng, nhưng thiếu tính thực tế và không tính đến điều kiện kinh tế cụ thể của người dân”, ông Quang nói.

Ông đơn cử như quy định mỗi địa phương giành 20% quỹ đất phát triển NOXH nhưng phân bổ như thế nào, giá giao đất ra sao chưa quy định. Quy chuẩn xây dựng NOXH cũng chưa rõ ràng, cụ thể. DN đang áp dụng theo suy luận chứ không phải văn bản chính thức. Tương tự, khung giá cũng chưa quy định, cũng chỉ là giá tạm tính.Theo ông Quang, cần sớm luật hóa việc phát triển nhà ở giá rẻ thì DN mới có khung pháp lý để thực hiện.

Nói về nhu cầu nhà ở xã hội tại thành phố ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng đưa ra kết quả khảo sát Viện nghiên cứu Xã hội phát triển TP thì có khoảng 500.000 hộ chưa có nhà, khoảng 81.000 hộ cần nhà ở xã hội trong giai đoạn 2016 - 2020. Trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước là 38.200 hộ cần nhà ở, giáo viên khoảng 11 ngàn hộ và hơn 10 ngàn hộ cá nhân đủ điều kiện theo diện được mua nhà ở xã hội.

Qua khảo sát cũng cho thấy chiếm khoảng 75% có nhu cầu thuê mua phần diện tích căn hộ phù hợp theo nhu cầu như căn hộ 25 - 40 m2 chỉ chiêm1 17,2%, nhu cầu căn hộ có diện tích 45 - 60 m2 là 40,5% và trên 60 m2 là 30%.

Theo ông Tuấn giá nhà thương mại hiện đang phù hợp cho nhiều người dân sinh sống tại TP.HCM có giá trung bình từ 350 - 750 triệu căn/hộ, với nhà thuê mua của đa số công nhân lao động có thể đảm bảo trả góp là khoảng 3,7 triệu đồng/tháng.

Quang Huy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
8 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Đinh La Thăng: Nên cho mua đi bán lại nhà ở xã hội như nhà ở thương mại