Theo quan điểm của ông Donald Trump, thay vì dành những nguồn lực tài chính cho BĐKH, nước Mỹ nên tập trung ưu tiên hỗ trợ cho những vấn đề toàn cầu, như nước sạch, kiểm soát dịch bệnh, nâng cao sản xuất lương thực hoặc phát triển các nguồn năng lượng thay thế…

Ông Donald Trump và công cuộc phòng chống biến đổi khí hậu toàn cầu

10/12/2016, 05:12

Theo quan điểm của ông Donald Trump, thay vì dành những nguồn lực tài chính cho BĐKH, nước Mỹ nên tập trung ưu tiên hỗ trợ cho những vấn đề toàn cầu, như nước sạch, kiểm soát dịch bệnh, nâng cao sản xuất lương thực hoặc phát triển các nguồn năng lượng thay thế…

Tân tổng thống Mỹ D.Trump có quan điểm khác biệt về biến đổi khí hậu so với quan điểm chung

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Donald Trump đã tuyên bố và thể hiện rất rõ quan điểm về chính sách trong lĩnh vực phòng chống biến đổi khí hậu (BĐKH) theo hướng tiêu cực trong việc thực hiện các cam kết của Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), đặc biệt là việc thực hiện Thỏa thuận Paris, COP 21 năm 2015 đã được 196 quốc gia cam kết thực hiện.

Liên quan tới các vấn đề về môi trường và BĐKH, nếu bà Hillary Clinton đã đưa ra chủ trương ưu tiên “bảo vệ động vật hoang dã và ứng phó hiệu quả với BĐKH” thì ông Donald Trump lại không hề đề cập đến các vần đề về môi trường.

Ông Trump có khác biệt về quan điểm với bà Hillary Clinton khi cho rằng vấn đề “trái đất nóng lên” hay BĐKH được đưa ra là vì lợi ích của nước khác, đặc biệt có lợi cho Trung Quốc, từ đó làm cho năng lực cạnh tranh về sản xuất của Mỹ yếu đi. Bên cạnh đó, ông cũng không thừa nhận các bằng chứng khoa học về BĐKH toàn cầu đồng thời cảnh báo rằng có thể ông sẽ không ủng hộ hoặc sẽ trì hoãn cam kết thực hiện Thỏa thuận Paris đã được gần 200 quốc gia thông qua vào cuối tháng 12.2015.

Theo quan điểm của ông Donald Trump, thay vì dành những nguồn lực tài chính cho BĐKH, nước Mỹ nên tập trung ưu tiên hỗ trợ cho những vấn đề toàn cầu, như nước sạch, kiểm soát dịch bệnh, nâng cao sản xuất lương thực hoặc phát triển các nguồn năng lượng thay thế… Đối với vấn đề nước sạch, không chỉ với Mỹ mà trên phạm vi toàn cầu, ông Trump cho rằng “chúng ta cần đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng nước sạch bằng các giải pháp cung cấp nước sạch khả thi để tất cả mọi người đều có thể tiếp cận…”.

Ở trong nước, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường và BĐKH của Mỹ, ông Trump đặt vấn đề và nghi ngờ tính hiệu quả hiện nay của Cơ quan Bảo vệ môi trường liên bang (EPA) và một số cơ quan quản lý nhà nước liên quan, đồng thời đề xuất giải thể hoặc tái cơ cấu tổ chức hoạt động của cơ quan này theo hướng tinh giản và hiệu quả hơn.

Theo ông Thomus Hale, Giáo sư Chính sách công, Trường đại học London (Anh), dù ông Donald Trump là ông chủ Nhà Trắng nhiệm kỳ tới thì “Thỏa thuận Paris sẽ vẫn tồn tại”, bởi những lý do sau đây:

-Thứ nhất, trong trường hợp xấu nhất, ông Donald Trump không phê chuẩn Thỏa thuận Paris như ông đã hứa với cử tri, thì cũng cần ít nhất lộ trình 4 năm chuẩn bị để Mỹ trì hoãn cam kết không thực hiện thỏa thuận này, hoặc cần ít nhất 1 năm theo quy định UNFCCC.

-Thứ nhì, nếu Mỹ trì hoàn thực hiện Thỏa thuận Paris thì không có gì đảm bảo việc Trung Quốc và Ấn Độ (hai quốc gia phát thải khí nhà kính hàng thứ 2 và thứ 3 của thế giới) sẽ thực hiện các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo lộ trình cam kết thực hiện Thỏa thuận Paris của họ.

-Thứ ba, các đại cử tri Mỹ không thể đơn phương quyết định việc trì hoãn thực hiện Thỏa thuận Paris, mà cần phải có sự tham gia và tiếng nói của khu vực tư nhân, các nghiệp đoàn, cộng đồng và các bên liên quan khác. Bên cạnh đó, ông Donald Trump ủng hộ mạnh mẽ việc tăng cường đầu tư và phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng thay thế, là một trong những nội dung của Thỏa thuận Paris góp phần giảm nhẹ BĐKH thông qua việc đầu tư phát triển, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực này.

Một ngày trước cuộc bầu cử Tổng thống của Mỹ, ngày 7.11.2016, Hội nghị lần thứ 22 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 22) chính thức khai mạc tại Bab Ighli, Marrakech (Ma Rốc), 43 nguyên thủ quốc gia và 32 người đứng đầu chính phủ các nước trên thế giới đã tham gia hội nghị. Mục tiêu chính của hội nghị là thiết lập các quy tắc thực hiện Thỏa thuận Paris có hiệu lực từ ngày 4.11.2016 (sau khi được 100 quốc gia, chiếm tới 68% tổng lượng phát thải gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới, phê chuẩn). COP 22 là cơ hội để các quốc gia dễ bị tổn thương nhất do BĐKH trình bày các kế hoạch riêng của mình về ứng phó với BĐKH. Ông Salaheddine Mezouar, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ma Rốc, Chủ tịch COP 22 cho rằng thống nhất được mục tiêu của hội nghị rất là khó khăn vì buộc phải tìm được sự đồng thuận của các bên để thực hiện Thỏa thuận Paris sau thất bại về thực hiện các cam kết của Nghị định thư Kyoto tại COP 15 (Copenhagen, Đan Mạch, năm 2009.

Chưa thể dự đoán các chính sách mới về BĐKH của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump liệu có gây trì hoãn, hoặc cản trở việc thực hiện Thỏa thuận Paris hay không. Tuy nhiên, với những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc cam kết và thực hiện Thỏa thuận Paris chúng ta hy vọng chính sách mới của ông Donald Trump sẽ không những không trì hoãn, cản trở việc thực hiện Thỏa thuận Paris mà còn góp phần tích cực trong việc thực hiện các kế hoạch cụ thể sẽ được các bên tham gia UNFCCC thống nhất tại COP 22.

Ngân Ngọc Vỹ (Phó trưởng ban BĐKH & các vấn đề toàn cầu, Viện Chiến lược, chính sách TN-MT, Bộ TN-MT)

Bài liên quan
Lựa chọn nhân sự của Tổng thống đắc cử Donald Trump khiến Kyiv lo ngại
Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump công bố các đề cử nội các như Matt Gaetz làm Bộ trưởng Tư pháp, Tulsi Gabbard làm Giám đốc cơ quan Tình báo quốc gia đã thổi bùng lên mối lo ngại từ Kyiv về khả năng hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
10 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Donald Trump và công cuộc phòng chống biến đổi khí hậu toàn cầu