“Chính phủ cho phép thử nghiệm Grab, Uber đến bao giờ, còn hệ lụy thì ai cũng có thể nhìn thấy trước”, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nhấn mạnh trong kiến nghị vừa gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ông Dương Trung Quốc gửi kiến nghị đến Quốc hội về Uber, Grab

Trí Lâm | 03/07/2017, 10:56

“Chính phủ cho phép thử nghiệm Grab, Uber đến bao giờ, còn hệ lụy thì ai cũng có thể nhìn thấy trước”, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nhấn mạnh trong kiến nghị vừa gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

ÔngDương Trung Quốc vừa gửi ý kiến đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cơ quan này chuyển đề nghị đến lãnh đạo Chính phủ trả lời các vấn đề về xe Grab, Uber.

Trong kiến nghị, ông Quốc cho biết câu hỏi của mình xoay quanh chủ trương của Chính phủ cho phép thử nghiệm phương thức kinh doanh chở khách của Grab, Uber dưới góc độ quản lý nhà nước.

Theo vị này, chủ trương cho phép Grab, Uber thử nghiệm vào thời điểm sự phát triển của taxi truyền thống trên những địa bàn đô thị quan trọng ở nước ta đã tới ngưỡng của sự cần thiết phải giới hạn về số lượng tương quan với nhu cầu và hạ tầng giao thông.

Còn với Grab, Uber được hoạt động thử nghiệm thì số lượng xe tham gia vận chuyển hành khách cả dưới dạng taxi truyền thống hay xe hợp đồng vận chuyển sẽ tăng lên gấp bội (con số Grab, Uber khó kiểm soát vì nó “tàng hình”, khó biết con số cụ thể). Từ đó nảy sinh xung đột lợi ích và nhất là xung đột với mục tiêu quản lý của nhà nước trên cơ sở quy hoạch về số lượng, sẽ làm trầm trọng hơn áp lực quá tải lên hạ tầng vàách tắc giao thông.

“Nhưng điều đáng lo hơn là thử nghiệm nào cũng phải đi đến kết cục: chấp nhận hay không chấp nhận cho hoạt động chính thức thì cả hai đều đi đến những hệ lụy tiêu cực. Cụ thể, nếu chấp nhận, thì đương nhiên số lượng xe tham gia vận chuyển khách chính thức sẽ tăng vọt. Nếu không chấp nhận thì chủ hãng ở nước ngoài kết thúc cuộc làm ăn ở Việt Nam với những món lợi kếch xù đã bỏ túi, để lại hàng vạn người lao động có xe mà không có quyền hoạt động”, ông Quốc nói.

Grab, Uber có bước phát triển khá nhanh ở thị trường Việt Nam - Ảnh minh họa

Vị này cũng cho biết, lý thuyết quảng cáo xe tham gia Grab, Uber là xe nhàn rỗi nhưng thực tế có biết bao nhiêu người sắm xe hy vọng hành nghề thì nay lỡ dở họ sẽ dồn trách nhiệm cho Nhà nước. Do vậy càng thử nghiệm lâu thì sự tích tụ những hệ lụy càng lớn, và khi đó trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành giao thông và Chính phủ sẽ phải gánh chịu, mục tiêu quản lý lĩnh vực giao thông quan trọng này ngày càng bế tắc.

“Chính phủ cho phép thử nghiệm Grab, Uber đến bao giờ, còn hệ lụy thì ai cũng có thể nhìn thấy trước”, ông Quốc nhấn mạnh.

Trước đó, trả lời báo chí về hoạt động của Uber, Grab, ông Dương Trung Quốc cũng cho rằng, hiện nay Uber, Grab chỉ đóng thuế trên 20% tổng thu nhập, được trích từ doanh thu của lái xe, còn lại chuyển hết ra nước ngoài. Nhưng vấn đề là Uber, Grab đã mang đi bao nhiêu, 80% còn lại của lái xe được hưởng bao nhiêu cũng đang là ẩn số với cơ quan chức năng.

“Nếu cơ quan quản lý không chấn chỉnh kịp thời,thì sau khi tạo ra được hiệu ứng xã hộisẽ có hai nguy cơ xảy ra. Thứ nhất, họ sẽ giết chết taxi truyền thốngđể độc quyền và quyết định mọi thứ. Thứ hai, họ có thể buông vàđể lại hậu quả tiêu cực về mặt xã hội”, ông Quốc nói.

Không đồng tính với ý kiến của này, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) viết trên trang Facebook cá nhân rằng: “Nói thất thu thuế, chẳng hạn 100 tỉ đồng. Thế nhưng dân lại tiết kiệm được 300 tỉ đồngtiền đi lại thì sao? Chưa kể ngân sách tiết kiệm thêm 50 tỉ đồngtiền bảo vệ môi trường chẳng hạn”.

Trước đó, Bộ GTVT trả lời kiến nghị của Vinasun rằngnếu các đơn vị vận tải hoạt động theo đúng theo quy định về loại hình kinh doanh vận tải tại Điều 66 Luật Giao thông đường bộ và quy định về điều kiện kinh doanh tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT mà có sử dụng cácứng dụnghỗ trợ cho điều hành hoạt động vận tải, quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và hiệu quả của doanh nghiệp thì Bộ GTVT luôn đồng tình, ủng hộ.

“Việc sử dụng thông điệp dữ liệu điện tử thay cho hợp đồng vận tải hành khách bằng giấy (hay còn gọi là nội dung ứng dụng hợp đồng điện tử) là bản chất của việc thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng”, Bộ GTVT nói rõ.

Bộ GTVT cho biết, trong thực tế đã diễn biến, khi Bộ GTVT chưa đề xuất Thủ tướng cho phép thực hiện thí điểm thì Uber, Grab cũng đã du nhập vào và hoạt động tại Việt Nam.

Từ thời điểm áp dụng thí điểm, việc quản lý hoạt động được thực hiện theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT, trong nội dung đã quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị để phối hợp quản lý và thực hiện thí điểm.

“Việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động vận tải là tất yếu, và đối với xe kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng cũng không nằm ngoài quy luật này. Vấn đề các địa phương quy hoạch phương tiện phù hợp với thực trạng giao thông đã được quy định tại Khoản 1, Khoản 6 Điều 6 Luật Giao thông đường bộ”,Bộ GTVTcho hay.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Dương Trung Quốc gửi kiến nghị đến Quốc hội về Uber, Grab