Nhận định về khả năng phát triển nhà ở xã hội giá rẻ tại TP.HCM, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nói rằng thành phố có đủ quỹ đất sạch để triển khai khoảng 10.000 căn hộ 30 mét vuông giá khoảng 200 triệu đồng.

Ông Lê Hoàng Châu: TP.HCM có thể xây 10.000 căn nhà ở xã hội giá 200 triệu

Phan Diệu | 06/09/2018, 10:18

Nhận định về khả năng phát triển nhà ở xã hội giá rẻ tại TP.HCM, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nói rằng thành phố có đủ quỹ đất sạch để triển khai khoảng 10.000 căn hộ 30 mét vuông giá khoảng 200 triệu đồng.

Theo ông Lê Hoàng Châu, TP.HCM vẫn có thể làm được căn hộ nhà ở xã hội 30 m2 (gồm 20 m2 sàn và 10 m2 gác lửng), có giá bán khoảng trên dưới 200 triệu đồng/căn tại một số khu vực có điều kiện tương đồng như tỉnh Bình Dương. Đơn cử như các khu vực đã có sẵn hệ thống hạ tầng giao thông, bên cạnh các khu công nghiệp, nơi làm việc; đã có các tiện ích, dịch vụ cơ bản như trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, công viên và nền địa chất vững chắc.

Hiện tại, TP.HCM có một số khu vực có thể đáp ứng những điều kiện này, có thể kể đến khu chế xuất Linh Trung 1, 2, 3 (326 ha), khu công nghệ cao (913 ha), Công viên Phần mềm Quang Trung (43 ha), Đại học Quốc gia TP.HCM (647 ha. Trong đócó khoảng 2/3 diện tích thuộc Bình Dương), khu chế xuất Tân Thuận (320 ha) cũng đã điều chỉnh quy hoạch và đã giao cho Công ty Sadeco và các doanh nghiệp FDI phát triển dự án nhà ở xã hội phục vụ công nhân, lao động của khu chế xuất và của doanh nghiệp FDI...

Riêng khu đô thị công nghiệp cảng biển Hiệp Phước (3.600 ha) có điều kiện thuận lợi về quỹ đất nhưng do nền đất yếu, lại chưa phát triển đầy đủ hệ thống hạ tầng, dịch vụ nên chi phí đầu tư loại nhà này sẽ cao hơn.

“Với quỹ đất công nêu trên, TP.HCM có thể làm được khoảng 10.000 căn hộ nhà ở xã hội 30 m2 có giá bán khoảng trên dưới 200 triệu đồng/căn, nhưng sẽ chỉ có khoảng 10.000 người mua được loại nhà này, chiếm khoảng 1% người có nhu cầu.

Như vậy, đa số công nhân, lao động, người thu nhập thấp và người nhập cư sẽ không còn loại nhà này để mua, nên chưa đảm bảo công bằng xã hội và cũng chưa giải quyết được nhu cầu rất lớn của xã hội. Trong lúc các khu công nghiệp, khu công nghệ cao lại cần phát triển nhiều căn hộ nhà ở xã hội cho thuê có diện tích từ 25-50 m2/căn thì sẽ phù hợp hơn với nhu cầu thực tế và của các lớp công nhân, lao động tiếp theo. Với đặc thù riêng, HoREA đề nghị Thành phố tập trung phát triển chủ yếu là loại căn hộ nhà ở xã hội 1-2 phòng ngủ, diện tích khoảng 25-77 m2, giá bán khoảng 250-800 triệu đồng/căn”, Chủ tịch HoREA đề xuất.

Đáng chú ý, ông Châu cho rằng để phát triển quỹ nhà ở xã hội phục vụngười lao động, chính quyền TP.HCM cần khuyến khích xã hội hóa và huy động các doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở cho thuê giá rẻ như trong thời gian qua.

Hiện thành phố đã có những doanh nghiệp tư nhân đưa quỹ đất để phát triển các dự án nhà ở xã hội, cũng như đã có hàng chục ngàn cá nhân, hộ gia đìnhđầu tư phát triển các khu nhà trọ, phòng trọ. Mặc dù phần lớn những khu nhà này chưa đảm bảo chất lượng, thiếu tiện ích và dịch vụ, chưa đảm bảo an toàn, an ninh nhưng đã giải quyết được phần lớn nhu cầu thuê nhà của công nhân, lao động, người nhập cư như đã nêu trên.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng đã chuyển hướng đầu tư các dự án căn hộ nhà ở thương mại 1-2 phòng ngủ, có giá bán vừa túi tiền. Điều này sẽ góp phần tái cân bằng cung - cầusản phẩm nhà ở; góp phần làm giảm thiểu rủi ro của thị trường bất động sản, nhất là rủi ro thanh khoản; đồng thờităng nguồn cung nhà ở giá rẻ, nhà ở vừa túi tiền, nhà ở cho thuê giá rẻ đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người tiêu dùng là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang, người thu nhập thấp đô thị, sinh viên, công nhân, lao động và người nhập cư.

Ngoài ra, ông Lê Hoàng Châu còn đề nghị TP.HCM làm việc với các tỉnh thuộc vùng đô thịđể phối hợp phát triển các huyện giáp ranh thành phố như Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức (tỉnh Long An), Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên (tỉnh Bình Dương), Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai)... chuyển các ngành sản xuất thâm dụng lao động (như dệt may, da giày), công nghệ lạc hậu, hàm lượng chất xám thấp về các tỉnh để cơ cấu lại nền kinh tế và cơ cấu lại dân cư của thành phố.

Việc này cũng đi đôi với phát triển các khu đô thị vệ tinh, trong đó có các khu nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ, góp phần tái phân bổ dân cư vùng đô thị TP.HCM. Đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động thì thành phố phải có trách nhiệm đầu tư các khu nhà lưu trú cho công nhân, lao động.

Theo kế hoạch phát triển nhà ở xã hội của Sở Xây dựng TP.HCM từ nay đến năm 2020, Thành phốphát triển 39 dự án với quy mô 45.000 căn hộ. Dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng 30.000 căn,trong đó có 20% dành để cho thuê, 60% căn hộ để bán trả góp dài hạn, 20% căn hộ dành cho chủ đầu tư bán thương mại để bù đắp chi phí.

Sở đã xây dựng quy trình phối hợp với Bộ Xây dựng, các sở ngành, quận huyện theo cơ chế một cửa liên thông đểgiảm thời gian làm 3 thủ tục hành chínhcủa dự án nhà ở: thẩm định thiết kế cơ sở; thẩm định thiết kế kỹ thuật; cấp phép xây dựngtừ 75 ngàyhiện nayxuống còn 42 ngày.

Đồng thời, từ nay đến năm 2020, Thành phố sẽxây dựng lạihoặc sửa chữa, nâng cấp tối thiểu50% trong tổng số 474 chung cư cũđã xây từ trước năm 1975với tổng số hơn 35.000 căn hộ mới. Ngoài ra, cơ quan này còntriển khai thực hiện các dự án di dời,tái định cư trên 20.000 căn nhà trên và ven các kênh rạch. Đi đôi với xu thế hướng tới người lao động, các doanh nghiệp bất động sản cũng có sự chuyển hướng đầu tư vào phân khúc nhà ở vừa túi tiền, nhà ở giá rẻ, có giá bán khoảng từ 700 triệu đồng đến 1 tỉ đồng.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Lê Hoàng Châu: TP.HCM có thể xây 10.000 căn nhà ở xã hội giá 200 triệu