Đài CNN đưa tin vào tối 22.2, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã trình bày kế hoạch cho Dải Gaza sau xung đột với các thành viên nội các thời chiến. Phía Mỹ tỏ ý không đồng tình một số điểm trong kế hoạch.
Chuyển động

Ông Netanyahu tiết lộ kế hoạch Gaza hậu chiến, Mỹ không đồng tình

Cẩm Bình 24/02/2024 08:51

Đài CNN đưa tin vào tối 22.2, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã trình bày kế hoạch cho Dải Gaza sau xung đột với các thành viên nội các thời chiến. Phía Mỹ tỏ ý không đồng tình một số điểm trong kế hoạch.

Văn phòng Thủ tướng Netanyahu tuyên bố bản kế hoạch là để giới chức nước này tham gia đàm phán. Phái đoàn Israel do giám đốc cơ quan tình báo (Mossad) David Barnea dẫn đầu ngày 23.2 sang Paris chuẩn bị làm việc nhằm đạt thỏa thuận ngừng bắn và trao trả con tin.

ong.jpg
Dải Gaza hiện tại - Ảnh: CNN

Bản kế hoạch đề ra hàng loạt thay đổi về dân sự, an ninh lẫn tầm nhìn xung quanh vấn đề quản lý Dải Gaza dài hạn.

Về an ninh, Israel muốn đóng biên giới phía nam giáp Ai Cập đồng thời kiểm soát hoàn toàn việc ra vào vùng lãnh thổ. Kế hoạch nêu rằng nước này sẽ hợp tác “nhiều nhất có thể” với Ai Cập và tham vấn Mỹ. Chưa rõ phía Cairo có chấp nhận điều khoản này hay không, lâu nay họ kiểm soát việc ra vào khu vực biên giới phía nam thông qua cửa khẩu Rafah.

Kế hoạch nêu rõ tầm nhìn Israel duy trì kiểm soát phía tây Jordan, gồm cả Bờ Tây lẫn Dải Gaza. Tel Aviv chịu trách nhiệm thực hiện và giám sát quá trình phi quân sự hóa Gaza.

Về dân sự, kế hoạch trình bày chi tiết chính sách cải tổ hệ thống hành chính và giáo dục. Chính quyền dân sự tại đây sẽ được điều hành bởi quan chức địa phương có kinh nghiệm, không được có quan hệ hay nhận tài trợ từ quốc gia hay thực thể “hỗ trợ khủng bố”. Với thay đổi này nguồn tài chính mà Qatar cấp cho bộ máy quản lý Gaza nhiều năm qua (vốn được chính phủ Thủ tướng Netanyahu cho phép) có thể bị chặn lại. Israel cũng muốn “phi cực đoan hóa” hệ thống giáo dục truyền bá tư tưởng đấu tranh chống nước này lâu nay.

Israel còn quyết tâm đóng cửa Cơ quan Liên Hợp Quốc về người tị nạn Palestine (UNRWA). Cơ quan này chuyên trách hỗ trợ nhân đạo người Palestine, thời gian gian bị Tel Aviv cáo buộc liên quan đến vụ tập kích Hamas thực hiện ngày 7.10.2023.

Cuối cùng, bản kế hoạch tuyên bố Israel phủ nhận mọi kêu gọi công nhận nhà nước Palestine của cộng đồng quốc tế.

Trước thông tin về bản kế hoạch nêu trên, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ lập tức tỏ ý không đồng tình. Người phát ngôn John Kirby nhấn mạnh: “Người Palestine cần có tiếng nói và quyền bỏ phiếu. Chúng tôi không muốn thấy Dải Gaza bị thu hẹp diện tích, người Palestine bị ép rời khỏi cũng như Hamas kiểm soát”.

Bản kế hoạch thiếu thực tế?

CNN chỉ ra nhiều nội dung trong bản kế hoạch đã bị các bên liên quan phản đối từ lâu. Ai Cập bác bỏ ý tưởng để Israel kiểm soát biên giới phía nam Gaza, Mỹ đề nghị không thu hẹp diện tích vùng lãnh thổ thông qua cách lập vùng đệm, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Saudi (UAE) từng nói rõ nếu không có lộ trình rõ ràng hướng tới công nhận một nhà nước Palestine thì họ sẽ không tài trợ nỗ lực tái thiết.

Quyết tâm đóng cửa UNRWA cũng khó lòng thành hiện thực. Một mình Israel không thể giải quyết khủng hoảng nhân đạo mà Dải Gaza đang gánh chịu.

Giới chuyên gia còn nhận định sau khi xung đột kết thúc, Israel sẽ tiến hành bầu cử. Không loại trừ khả năng Thủ tướng Netanyahu cùng đồng minh nhận lấy thất bại. Không rõ người kế nhiệm có tầm nhìn khác về vấn đề Gaza hay không.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược
10 giờ trước Sự kiện
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ba Lan, sáng 17.1, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Tổng hợp Warsaw, nhấn mạnh về việc đưa quan hệ Việt Nam - Ba Lan lên tầm chiến lược, vì hòa bình và phát triển của hai khu vực Đông Nam Á và Trung Đông Âu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Netanyahu tiết lộ kế hoạch Gaza hậu chiến, Mỹ không đồng tình