Có 9 trong 10 bị cáo (trừ ông Tất Thành Cang) đã nộp đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, đề nghị phiên tòa cấp phúc thẩm xem xét lại mức bồi thường thiệt hại.

Ông Tất Thành Cang thôi kháng cáo, chấp nhận án 6 năm tù

H.Đ | 27/03/2023, 17:00

Có 9 trong 10 bị cáo (trừ ông Tất Thành Cang) đã nộp đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, đề nghị phiên tòa cấp phúc thẩm xem xét lại mức bồi thường thiệt hại.

Ngày 27.3, TAND cấp cao tại TP.HCM đã mở lại phiên tòa phúc thẩm vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" liên quan đến ông Tất Thành Cang (cựu Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM), Trần Công Thiện (cựu Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận) bán rẻ đất ở 2 dự án: khu dân cư Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) và khu dân cư Ven Sông (phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM) cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.

Phiên tòa được tổ chức sau khi 9 trong số 10 bị cáo vụ án này đã nộp đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại mức bồi thường thiệt hại. Riêng ông Tất Thành Cang không kháng cáo. Công ty Quốc Cường Gia Lai cũng có đơn kháng cáo xin lại 16,9 tỉ đồng.

Phiên phúc thẩm ban đầu được dự định mở ngày 6.3, tuy nhiên phiên tòa đã phải tạm hoãn vì nhiều lý do. Theo dự kiến, phiên phúc thẩm sẽ kéo dài đến ngày 4.4.

Tại bản án sơ thẩm hồi tháng 10.2022, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Trần Công Thiện 13 năm tù, bị cáo Tất Thành Cang 6 năm tù, các bị cáo khác từ 3 - 11 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí".

Theo kết quả phiên sơ thẩm, tòa xác định hành vi phạm tội của các bị cáo gây thiệt hại cho Nhà nước (tính đến ngày khởi tố vụ án, chưa được khắc phục) là 283 tỉ đồng. Trong đó, 207 tỉ đồng là con số mà Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm căn cứ để xác định trách nhiệm hình sự của các bị cáo.

Tại tòa, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM giữ nguyên kháng nghị của Viện KSND TP.HCM, kháng nghị phúc thẩm một phần bản án sơ thẩm về phần xác định thời điểm thất thoát tài sản nhà nước.

Viện KSND TP.HCM cho rằng việc tòa sơ thẩm nhận định và quyết định thời điểm xác định tài sản nhà nước bị thất thoát, lãng phí khi hành vi phạm tội xảy ra là không có căn cứ.

Theo nội dung vụ án, Tân Thuận là công ty có vốn nhà nước. Tháng 11.2000, công ty này được UBND huyện Nhà Bè giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng dự án Phước Kiển (ở xã Phước Kiển) và được Văn phòng Thành ủy chấp thuận chủ trương đầu tư.

Tháng 8.2016, Công ty Quốc Cường Gia Lai có văn bản đề nghị hợp tác đầu tư với tỷ lệ 75-25, hoặc xin nhận chuyển nhượng 100% dự án.

Lúc này, ông Trần Công Thiện (Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận) chỉ đạo cấp dưới thuê Công ty Kiểm toán và dịch vụ tin học TP.HCM ban hành chứng thư thẩm định giá, xác định diện tích 32ha đất tại dự án trên có giá bình quân là 1,05 triệu đồng/m2.

Hội đồng Xây dựng giá bất động sản kinh doanh của Công ty Tân Thuận họp và chỉ căn cứ duy nhất vào giá trong chứng thư thẩm định giá để xây dựng đơn giá chuyển nhượng là 1,25 triệu đồng/m2.

Tháng 6.2017, Công ty Tân Thuận đã chuyển nhượng 32ha đất Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 1,29 triệu đồng/m2 và đã nhận của Công ty Quốc Cường Gia Lai 374 tỉ đồng cùng tiền thuế GTGT là 23 tỉ đồng.

Về sau, hợp đồng bị hủy bỏ, Công ty Tân Thuận đã trả lại cho Công ty Quốc Cường Gia Lai cả tiền chuyển nhượng, tiền thuế GTGT, thêm tiền lãi suất, là 21 tỉ đồng. Tổng thất thoát ở hai dự án là 207,4 tỉ đồng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Tất Thành Cang thôi kháng cáo, chấp nhận án 6 năm tù