Sáng lập United Microelectronics Corp (UMC) - nhà sản xuất chip lớn thứ hai Đài Loan sau TSMC, Robert Tsao là một trong những chuyên gia về chất bán dẫn trên đảo tự trị rót tiền và công nghệ vào Trung Quốc cách đây 2 thập kỷ. Bây giờ, ông phải đối mặt với cơn giận dữ từ Trung Quốc.

Ông trùm chip Đài Loan từ người được yêu mến thành bị căm ghét ở Trung Quốc

Sơn Vân | 05/09/2022, 22:25

Sáng lập United Microelectronics Corp (UMC) - nhà sản xuất chip lớn thứ hai Đài Loan sau TSMC, Robert Tsao là một trong những chuyên gia về chất bán dẫn trên đảo tự trị rót tiền và công nghệ vào Trung Quốc cách đây 2 thập kỷ. Bây giờ, ông phải đối mặt với cơn giận dữ từ Trung Quốc.

Trở thành gương mặt đại diện của ngành khi đứng lên chống lại Trung Quốc, Robert Tsao (75 tuổi) vào tháng 8 hứa sẽ quyên góp 100 triệu USD cho việc bảo vệ Đài Loan chống lại cuộc tấn công có thể xảy ra. Trong cuộc họp báo ở Đài Bắc vào tuần trước, Robert Tsao mặc áo chống đạn màu xanh lam và nói rằng ông sẽ “không bao giờ sống để chứng kiến ​​Đài Loan trở thành một Hồng Kông khác”.

chuyen-gia-chip-hang-dau-dai-loan-tu-nguoi-duoc-yeu-men-thanh-bi-cam-ghet-o-trung-quoc.jpg
Robert Tsao, ông trùm chip Đài Loan (phải) và là người sáng lập UMC - Ảnh: EPA-EFE

Robert Tsao từ vị khách được yêu mến, khi là một trong những khách mời danh dự tại hội nghị chuyên đề do Đại học Hạ Môn (Trung Quốc) tổ chức vào cuối năm 2010, thành người bị căm ghét ở đại lục trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng trên eo biển Đài Loan, cùng việc Mỹ tìm cách vượt Trung Quốc về công nghệ chiến lược và chất bán dẫn.

Theo tiểu sử chính thức của Robert Tsao, ông sinh ra ở Trung Quốc vào năm 1947 nhưng lớn lên tại Đài Loan. Ông có bằng cử nhân kỹ thuật điện tại Đại học Đài Loan và bằng thạc sĩ khoa học quản lý tại Đại học Giao thông năm 1972.

Sau đó, Robert Tsao gia nhập Viện Nghiên cứu Công nghệ Công nghiệp do chính quyền Đài Loan hậu thuẫn và là một trong những người tiên phong trong dây chuyền sản xuất mạch tích hợp đầu tiên của Đài Loan, sau này trở thành hãng UMC năm 1980.

Việc Robert Tsao đầu tư vào Trung Quốc khiến chính quyền Đài Loan dưới thời ông Trần Thủy Biển tức giận. Ông bị cáo buộc ở Đài Bắc về hành vi sai trái dù không bị kết tội gì. Robert Tsao từ chức tại UMC vào năm 2005 và sau đó từ bỏ quốc tịch, chuyển đến Singapore vào năm 2011.

Robert Tsao giữ mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc trong những năm qua. Là một nhà sưu tập đồ cổ Trung Quốc, ông đã bán một chiếc bình vào năm 2008 với giá 8 triệu USD và quyên góp một nửa số tiền thu được để cứu trợ thiên tai ở tỉnh Tứ Xuyên thông qua các tổ chức từ thiện của Đài Loan, theo hãng tin China News Service.

CCTV, kênh truyền hình trung ương Trung Quốc, đã làm một bộ phim tài liệu về Robert Tsao vào năm 2010, ca ngợi công việc của ông. Khi đến thăm Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) vào năm 2010, Robert Tsao đã được chào đón bởi thị trưởng lúc đó là Ge Honglin, theo tờ Chengdu Daily.

Thế nhưng, mối quan hệ của Robert Tsao với Trung Quốc đã xấu đi thời gian gần đây. Trong cuộc phỏng vấn với Tạp chí Wealth Magazine (Đài Loan) vào đầu năm 2020, Robert Tsao bày tỏ sự hối tiếc về việc thiết lập một nhà máy chip ở Trung Quốc. “Tôi ước rằng chúng tôi đã không đến Trung Quốc để hỗ trợ thiết lập một nhà máy sản xuất chip”, ông nói.

Gần đây, Robert Tsao nói ông đã quyết tâm phản đối Trung Quốc sau khi chứng kiến ​​tình hình bất ổn ở Hồng Kông vào năm 2017, đặc biệt là sự kiện ngày 21.7 khi một nhóm người mặc áo sơ mi trắng tấn công dân thường trong nhà ga MTR Yuen Long. Những lời chỉ trích công khai của Robert Tsao với Trung Quốc gây rúng động khắp các hiệp hội kinh doanh của ông.

Hãng HeJian Technology đưa ra một tuyên bố trên trang web của mình vào tháng trước rằng Robert Tsao đã nghỉ hưu từ UMC hơn 10 năm trước và hiện không có quan hệ gì với công ty. UMC cũng cho biết Robert Tsao không còn quan hệ với công ty.

Ma Xiaoguang, người phát ngôn của Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc, mô tả việc Robert Tsao bình luận và đóng góp cho khả năng phòng vệ của Đài Loan như xuyên tạc sự thật, bôi nhọ Trung Quốc và lập trường của ông về Đài Loan không đại diện cho “đại đa số cư dân Đài Loan”.

Xiang Ligang, nhà phân tích có trụ sở tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), viết bài cho rằng lập trường mới của Robert Tsao như một dấu hiệu cho thấy “cái tôi quá đáng” của ngành bán dẫn Đài Loan.

Trung Quốc là thị trường chip quan trọng nhất trên thế giới… Nếu bạn trở thành kẻ thù của đại lục, bạn đang trở thành kẻ thù của chính mình”, Xiang Ligang nhấn mạnh.

Dù Robert Tsao không còn là nhà điều hành tích cực trong ngành công nghiệp bán dẫn, ông đại diện cho dấu hiệu của thời đại ở Đài Loan. Chính quyền Đài Loan dưới thời bà Thái Anh Văn đã thúc đẩy khái niệm “chip dân chủ” với các chính trị gia Mỹ, một khái niệm được xác định lỏng lẻo nhằm mục đích thúc đẩy sự tích hợp chuỗi cung ứng chip giữa Đài Loan và Mỹ trong khi hạn chế vai trò của Trung Quốc ở chuỗi cung ứng chất bán dẫn trong tương lai.

Chiang Shang-yi, chuyên gia kỳ cựu 76 tuổi trong ngành bán dẫn Đài Loan từng giúp xây dựng TSMC (nhà máy đúc chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới), cũng gọi quyết định gia nhập SMIC (nhà sản xuất chip số 1 Trung Quốc) là “một trong những điều ngu ngốc” mà ông từng làm, theo trang SCMP.

Chiang Shang-yi là cựu lãnh đạo TSMC, người đứng đầu nghiên cứu và phát triển của công ty cho đến năm 2006. Sau khi nghỉ hưu ở TSMC, Chiang Shang-yi giữ chức vụ Giám đốc độc lập tại SMIC có trụ sở tại thành phố Thượng Hải từ tháng 12.2016 đến tháng 6.2019.

Chiang Shang-yi trở thành Phó chủ tịch SMIC vào tháng 12.2020. Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt với SMIC chỉ ba ngày sau khi ông gia nhập hội đồng quản trị, cấm công ty này mua thiết bị tiên tiến để sản xuất chip theo quy trình từ 10 nanomet trở xuống.

Vì tôi là công dân Mỹ, điều đó đã làm phiền tôi rất nhiều”, Chiang Shang-yi, người theo đuổi nghiên cứu sau đại học tại Đại học Princeton và Đại học Stanford, cho biết.

Chiang Shang-yi nghĩ chính phủ Trung Quốc không tin tưởng mình vì ông là người Đài Loan có quốc tịch Mỹ. Ông từ bỏ tất cả các vai trò của mình tại SMIC, bao gồm Phó chủ tịch và giám đốc, vào tháng 11.2021. Thời điểm đó, Chiang Shang-yi nói với tờ SCMP rằng ông sẽ trở về Mỹ để sống cùng gia đình và hưởng chế độ hưu trí.

Trong cuộc phỏng vấn, Chiang Shang-yi nói lần đầu tiên ông quyết định ngồi vào hội đồng quản trị SMIC vì bạn thân là Chiu Tzu-Yin, đồng nghiệp cũ tại TSMC và là lãnh đạo SMIC vào thời điểm đó, đề nghị ông giúp đỡ. Chiang Shang-yi nói ông cũng nhận được lời chúc từ người sáng lập TSMC - Morris Chang.

Thế nhưng, quyết định của Chiang Shang-yi gia nhập SMIC, đối thủ cạnh tranh với TSMC, đã bị nhiều người ở Đài Loan chỉ trích. “Trước đó, tôi có hình ảnh khá đẹp ở Đài Loan. Điều này thực sự làm tổn hại đến hình ảnh của tôi rất nhiều”, Chiang Shang-yi thổ lộ.

chuyen-gia-chip-hang-dau-dai-loan-tu-nguoi-duoc-yeu-men-thanh-bi-cam-ghet-o-trung-quoc2.jpg
Chiang Shang-yi cho biết quyết định gia nhập SMIC ở thành phố Thượng Hải là "ngu ngốc" - Ảnh: Handout

Sau khi rời khỏi hội đồng quản trị SMIC vào năm 2019, Chiang Shang-yi trở thành lãnh đạo Hongxin Semiconductor Manufacturing (HSMC) nhưng hiện đã không còn tồn tại ở thành phố Vũ Hán, nơi mà chính quyền địa phương đã hy vọng sẽ chuyển đổi thành nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc.

Chiang Shang-yi rời đi khoảng một năm sau đó, gọi trải nghiệm này là “cơn ác mộng” trong một bức thư viết cho SCMP. Thời điểm đó, Chiang Shang-yi nói rằng ông không biết về mức độ khó khăn tài chính của HSMC cho đến khi chính quyền địa phương phát hiện ra vấn đề vào tháng 7.2020.

Sinh ra ở thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) và lớn lên ở Đài Loan, Chiang Shang-yi là một trong số những chuyên gia bán dẫn được kính trọng trên đảo này từng giúp Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp chip của mình.

SMIC, một trong những niềm hy vọng lớn nhất của Bắc Kinh trong việc đạt được khả năng tự cung cấp chất bán dẫn cho Trung Quốc, được thành lập bởi Richard Chang - cựu nhân viên tập đoàn Texas Instruments (Mỹ). Richard Chang từng vượt qua eo biển Đài Loan 22 năm trước để thành lập xưởng đúc chip Trung Quốc giữa những cánh đồng lúa ở ngoại ô Thượng Hải.

Liang Mong-song, chuyên gia kỳ cựu người Đài Loan khác và là cựu nhân viên TSMC, hiện giữ chức vụ đồng Giám đốc điều hành SMIC và được nhiều người coi là nhân vật chủ chốt đằng sau sự tiến bộ công nghệ của nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc.

Bài liên quan
Ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc thêm lao đao vì dư nguồn cung chip cấp thấp
Theo các thương gia, tình trạng dư nguồn cung chất bán dẫn cấp thấp quá mức trong bối cảnh nhu cầu mờ nhạt từ các lĩnh vực hạ nguồn như smartphone và thiết bị gia dụng đang trở nên tồi tệ hơn ở Trung Quốc, thị trường chip lớn nhất thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
12 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông trùm chip Đài Loan từ người được yêu mến thành bị căm ghét ở Trung Quốc