Vì lý do này, Bộ Quốc phòng Nhật đang đặt mục tiêu tăng cường nghiên cứu -phát triển máy bay không người lái (UAV) để do thám và tấn công địch.

Công nghệ UAV quân sự Nhật Bản trong cuộc đua quyết liệt với Trung Quốc

Bảo Vĩnh | 03/09/2022, 12:48

Vì lý do này, Bộ Quốc phòng Nhật đang đặt mục tiêu tăng cường nghiên cứu -phát triển máy bay không người lái (UAV) để do thám và tấn công địch.

Vì lý do này, Bộ Quốc phòng Nhật đang đặt mục tiêu tăng cường nghiên cứu -phát triển máy bay không người lái (UAV) để do thám và tấn công địch.

“Thời đại vàng” của các phương tiện tự hành

Sáng 25.7, một UAV trinh sát-tấn công TB-001 của Trung Quốc đã cất cánh từ Thượng Hải, lần đầu tiên bay qua không phận giữa hai đảo Okinawa và Miyakojima thuộc tỉnh Okinawa của Nhật.

Tiếp đó, chiếc TB-001 chuyển hướng đến các đảo Sakishima của Okinawa ở phía nam Thái Bình Dương, rồi bay qua Eo biển Ba Sĩ gần phía nam Đài Loan trước khi quay về Hoa lục để hạ cánh sau chuyến bay không cần hộ tống kéo dài khoảng 12 giờ.

Ngày 4.8, khi Trung Quốc tập trận lớn quanh Đài Loan, một chiếc TB-001 và một kiểu UAV khác bay vào không phận giữa hai đảo Okinawa và Miyakojima rồi dùng đúng tuyến bay để quay về Trung Quốc.

Theo báo Nhật Yomiuri Shimbun, đó là hai ví dụ mới nhất về sự phát triển công nghệ UAV quân dụng của quân đội Trung Quốc.

Từ khi Bộ Quốc phòng Nhật lần đầu xác nhận Trung Quốc sử dụng TB-001 hồi một năm trước, Trung Quốc đã nhiều lần cho bay thử UAV gần Nhật.

UAV TB-001 có thể chụp ảnh các tàu bị nhắm làm mục tiêu tấn công, chuyển thông tin vị trí của chúng và sử dụng tên lửa mang theo để tấn công.

Một quan chức cấp cao Cục Phòng vệ Nhật Bản (SDF) nói : “Trung Quốc đã trang bị khả năng dùng UAV tấn công Đài Loan, thậm chí từ bên bờ Thái Bình Dương.

tb-001.jpeg
UAV TB-001 của Trung Quốc - Ảnh : CCTV

Hiện nay, chiến dịch quân sự Nga ở Ukraine xem ra đã mở ra “thời đại UAV”, với việc quân đội Ukraine tăng sử dụng phương tiện này.

Có thông tin Ukraine đã phóng ít nhất 6.000 chiếc UAV, gồm các máy bay tự hành dân sự làm “con mắt” cho các phi vụ trinh sát, và các UAV tấn công tự sát Switchblade của Mỹ và Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ đã được sử dụng để tấn công xe tăng và các xe quân sự, tên lửa đất đối không của Nga.

Vài UAV thương mại cũng được chỉnh sửa để mang bom nhỏ và tấn công các mục tiêu của đối phương.

UAV Trung Quốc có thể tấn công ồ ạt các mục tiêu địch

Một số nhà phân tích đã dự báo nguy cơ xảy ra tình trạng khẩn cấp ở Đài Loan cũng có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh, mà kết quả của cuộc chiến này sẽ được quyết định bởi việc sử dụng UAV.

Hiện nhà sản xuất UAV lớn nhất thế giới là DJI Technology Co của Trung Quốc. Vài nhà quan sát nhận định quân đội nước này có thể mở “một cuộc tấn công ồ ạt” với rất nhiều UAV được triển khai nhằm đè bẹp hệ thống phòng thủ của địch và từ đó chiếm ưu thế ở cao độ thấp.

Hồi tháng 5, các nhà khoa học trên thế giới đã bị bất ngờ, từ việc nhóm nghiên cứu của Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) công bố một công nghệ qua đó cho phép 10 UAV bay xuyên một rừng tre mà không bị va chạm cũng như không dùng thiết bị định vị toàn cầu GPS.

Các UAV bé bằng lòng bàn tay này được trang bị các cảm ứng, cho phép chúng tự động di chuyển, có thể lập tức chuyển dữ liệu từ một máy ảnh nhằm xác định vị trí của chúng. Dạng công nghệ này có thể áp dụng cho các UAV thực hiện các đợt tấn công ồ ạt.

Còn có tin Trung Quốc đang thúc đẩy phát triển Vũ khí sát thương thiuơng tự động (LAWS) sử dụng công nghệ trí khôn nhân tạo để chọn lọc các mục tiêu để tấn công.

SDF cần phát triển UAV hiện đại để đề phòng chiến tranh

Hiện tại, công tác phòng thủ chống UAV của Nhật bị yếu. Hệ thống radar phòng không của SDF rất chật vật trong việc phát hiện các máy bay tự hành, nên sẽ là một thách thức lớn khi phải đối phó một cuộc tấn công ồ ạt bằng UAV.

Cho đến nay, SDF không đánh giá cao tầm quan trọng chiến lược của UAV. Kết quả là ngành công nghiệp quốc phòng Nhật chỉ dành một ít nguồn lực cho lĩnh vực này, và sự phát triển UAV của Nhật kém xa các nước khác, theo báo Yomiuri.

Lĩnh vực máy bay tự hành của Nhật chú trọng các UAV cảnh báo, trinh sát và thu thập thông tin, ví dụ UAV trinh sát Global Hawk của Mỹ được trang bị cho SDF, trong khi lục quân SDF được trang bị UAV trinh sát ScanEagle.

Trong dự chi quân sự năm tài khóa 2023, Bộ Quốc phòng Nhật lập kế hoạch trang bị UAV tấn công. Bộ cũng tính đến khả năng sử dụng UAV thương mại hiện được dùng để phản ứng trước thảm họa-thiên tai, nhưng các UAV này được cho là không có khả năng tham gia chiến đấu.

Tầm bay của UAV TB2 khi sử dụng ăng-ten liên lạc với mặt đất chỉ khoảng 150 km. Trong khi đó, cần phải có UAV có tầm bay xa hơn cho bất kỳ cuộc chiến nào xảy ra ở biển Hoa Đông hoặc Thái Bình Dương.

SDF có khả năng tham chiến trên hoặc dưới biển, nên lực lượng này đã bắt đầu nghiên cứu-phát triển nhằm có tàu nổi tự hành và tàu ngầm tự hành. SDF cũng xem xét trang bị thêm xe tự hành.

Kiyofumi Iwata, cựu chỉ huy lục quân SDF nói: “Bộ Quốc phòng Nhật cần có tất cả các dạng tài nguyên không người lái và phát triển một chiến lược trong đó có UAV bay tầm xa để tấn công một soái hạm địch”.

Các nghiên cứu cũng sẽ được tiến hành, nhằm triển khai xe tự hành trên bộ cho công tác trinh sát của GSDF, có thể xác định chính xác vị trí của địch và cải thiện độ chính xác của các đợt tấn công, và nhằm giúp tinh gọn quân số.

gdsf-drone-yomiuri.jpg

Lính Ukraine tập điều khiển UAV- Ảnh: Yomiuri Shimbun

Tại chiến trường Ukraine, cả hai quân đội Nga-Ukraine đều thường xuyên sử dụng chiến tranh điện tử để vô hiệu hóa UAV của đối phương. Mỹ và Israel đều đang phát triển vũ khí laser để có thể tiêu diệt UAV ngay từ trên trời.

Bộ Quốc phòng Nhật đang tăng nỗ lực đối phó UAV địch, như phát triển vũ khí năng lượng định hướng, một loại vũ khí tầm xa sử dụng tia laser, sóng viba và các chùm hạt, để vô hiệu hóa các phương tiện không người lái.

Bản thân Bộ Quốc phòng cũng đang đẩy nhanh nỗ lực chống lại máy bay không người lái của đối phương, chẳng hạn như bằng cách phát triển vũ khí bắn chùm vi sóng công suất cao - loại bức xạ được sử dụng trong lò vi sóng - để vô hiệu hóa.

Hiệu quả chi phí của UAV cũng không thể bị bỏ qua. Nếu các UAV Trung Quốc đe dọa xâm nhập không phận Nhật Bản, hai máy bay phản lực có người lái của không quân SDF sẽ phải đối phó.

Theo ước tính của Giáo sư Tomoyuki Furutani ở Đại học Keio, việc tung 2 chiến đấu cơ F-15 để bay chặn UAV đe dọa không phận Nhật tốn những 5 triệu Yen.Trong khi việc vận hành một chiếc UAV chỉ tốn khoảng 70.000 Yen/giờ.

Và nếu quân đội Trung Quốc chọn chiến lược dùng UAV để vắt kiệt các nguồn lực của Nhật ngay cả trong thời bình, thì Nhật sẽ phải oằn vai gánh khoản kinh phí nặng nề trong việc tung máy bay chiến đấu có người lái vào công tác đối phó UAV Trung Quốc.

Masahito Yajima, chỉ huy không quân SDF chịu trách nhiệm bảo vệ các đảo Okinawa và Nansei, cho biết lực lượng đang theo dõi kỹ các động thái quân sự của Trung Quốc.

Ông nói: “UAV sẽ mang tính quyết định cả về khía cạnh hoạt động lẫn chi phí”.

Theo một quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Nhật,các phương tiện tự hành là một lĩnh vực mà SDF cần tận dụng các thành quả công nghệ của các công ty Nhật, và nhiệm vụ khẩn cấp của chính phủ Nhật là chóng trang bị các UAV trinh sát và tấn công, nhằm khắc phục sự thua kém công nghệ UAV của Trung Quốc.

Theo Yomiuri shimbun
Copy Link
Bài liên quan
Nhiều công ty khởi nghiệp Mỹ cung cấp UAV cho Ukraine
Tờ The Wall Street Journal cho biết có gần chục công ty khởi nghiệp Mỹ đã tặng hoặc bán máy bay không người lái (UAV) cho Ukraine để giúp nước này thực hiện nhiệm vụ thu thập tin tình báo hoặc tìm kiếm cứu nạn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
11 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ UAV quân sự Nhật Bản trong cuộc đua quyết liệt với Trung Quốc