Phó thủ tướng Lê Minh Khái được giao chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong năm 2023 phải thực hiện xử lý xong ít nhất từ 2 đến 3 ngân hàng và dự án yếu kém.
Tài chính và đầu tư

Phải xử lý xong ít nhất 2-3 ngân hàng và dự án yếu kém trong năm nay

Hoài Lam 17/12/2023 17:45

Phó thủ tướng Lê Minh Khái được giao chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong năm 2023 phải thực hiện xử lý xong ít nhất từ 2 đến 3 ngân hàng và dự án yếu kém.

Đó là một phần nội dung nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11.2023.

Đánh giá giữa kỳ kết quả thực hiện Nghị quyết số 31/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế thời kỳ 2021-2025, Chính phủ cho biết đã phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, gồm: CBBank, OceanBank, GPBank và DongABank. Hiện Chính phủ chuẩn bị phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng này theo trình tự, thủ tục quy định.

Đối với Ngân hàng SCB, trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng và đề xuất chủ trương cơ cấu lại SCB của SCB và Ban kiểm soát đặc biệt SCB, NHNN đã trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại SCB theo quy định..

Báo cáo cũng nêu một số nguyên nhân chính dẫn đến các hạn chế của quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng.

nhnn.jpeg
Nhiều hạn chế trong việc xử lý các ngân hàng yếu kém

Cụ thể, bối cảnh phát triển kinh tế thời kỳ 2021-2023 đã đặt ra yêu cầu to lớn cho ngành ngân hàng là phải thực hiện nhiệm vụ kép rất đặc thù, như tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, bảo đảm hiệu quả, an toàn hệ thống, an ninh tiền tệ tín dụng; thông qua tái cơ cấu, các tổ chức tín dụng phải hỗ trợ, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trước tác động của dịch bệnh...

Ngoài ra, Luật Các tổ chức tín dụng đã được ban hành và thực thi được hơn 12 năm. Mặc dù năm 2017, Luật Các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung, tuy nhiên việc sửa đổi, bổ sung này chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém, chưa phải là việc sửa đổi, bổ sung một cách toàn diện.

Nhiều quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng đã không còn đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và xu thế phát triển của kinh tế nói chung và công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng; việc hiểu và áp dụng pháp luật giữa các cơ quan quản lý nhà nước và giữa cơ quan nhà nước với hệ thống các cơ quan tư pháp cũng chưa thống nhất dẫn đến những vướng mắc trong việc triển khai, áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng.

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về kết quả kiểm toán tại NHNN năm 2023 cho thấy phương án xử lý tổ chức tín dụng yếu kém còn chậm, kéo dài qua nhiều năm phát sinh (từ năm 2015 đến nay).

Theo Kiểm toán Nhà nước, việc kéo dài tiến độ xử lý dẫn đến nguồn lực dự kiến hỗ trợ thông qua các hình thức cho vay đặc biệt tăng do hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này lỗ liên tục. Dự kiến tổng quy mô khoản vay đặc biệt của 4 đơn vị ngân hàng nói trên là 168.000 tỉ đồng.

Về "số phận" của các ngân hàng này, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng nêu rõ: đến thời điểm kiểm toán (tháng 8.2023), việc xử lý 3 ngân hàng mua bắt buộc mới ở bước được Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc, đang ở giai đoạn xác định giá trị doanh nghiệp để chuyển giao bắt buộc. Một ngân hàng mới được Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc.

Thêm nữa, tình hình tài chính của các ngân hàng vẫn rất khó khăn, cụ thể: nợ xấu và tài sản tồn đọng cao, âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế tiếp tục có xu hướng gia tăng, không đáp ứng quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng; một số ngân hàng thương mại tiềm ẩn rủi ro cao, gây mất an toàn hệ thống.

Tại diễn đàn mới đây, TS Vũ Nhữ Thăng, Phó chủ tịch phụ trách Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng nhận xét rằng quá trình tái cơ cấu, xử lý các ngân hàng yếu kém còn chậm.

“Do mục tiêu cao nhất của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam là duy trì sự ổn định của hệ thống nên vấn đề phá sản/đóng cửa ngân hàng hiện chưa được thực hiện, mà chủ yếu sử dụng công cụ kiểm soát đặc biệt, chuyển giao bắt buộc… Nguyên nhân khiến việc xử lý các ngân hàng yếu kém còn chậm bao gồm việc tiến hành định giá các ngân hàng yếu kém và đàm phán với các nhà đầu tư cần nhiều thời gian”, ông Thăng nêu.

Bài liên quan
Chuyển giao bắt buộc hai ngân hàng 0 đồng: Bước đầu thuận lợi cho chặng đường tiếp theo
Việc chuyển giao bắt buộc với GPBank và DongA Bank đã đánh dấu bước khởi đầu thuận lợi cho các ngân hàng, tạo cơ hội mở rộng hoạt động, triển khai các mô hình kinh doanh mới, hiện đại, đóng góp vào sự an toàn và ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phải xử lý xong ít nhất 2-3 ngân hàng và dự án yếu kém trong năm nay