Các nhà khoa học vừa phát hiện một loài cá mập kỳ dị sống cách đây khoảng 370 triệu năm với đôi mắt to bất thường và cấu trúc hàm cực kỳ nguy hiểm.

Phát hiện loài cá mập có bộ hàm kỳ dị sống cách đây 370 triệu năm

Long Hải | 26/11/2020, 17:10

Các nhà khoa học vừa phát hiện một loài cá mập kỳ dị sống cách đây khoảng 370 triệu năm với đôi mắt to bất thường và cấu trúc hàm cực kỳ nguy hiểm.

ca-map.jpg
Loài cá mập cổ đại có tên Ferromirum oukherbouchi sống vào khoảng 370 triệu năm trước - Ảnh: Christian Klug

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Communications Biology, đó là loài cá mập cổ đại có tên Ferromirum oukherbouchi sống vào khoảng 370 triệu năm trước, thuộc kỷ Devon. Hóa thạch của loài này được phát hiện tại vùng Maider của Morocco, một “thánh địa” cổ sinh vật học nổi tiếng. Đây là cá thể đầu tiên được khai quật trên toàn thế giới và là tổ tiên của cá mập, cá đuối ngày nay.

Thân hình của F. oukherbouchi chỉ dài 33 cm nhưng bộ hàm của chúng thực sự là một “máy nghiền”. Ngoài bộ hàm kỳ lạ, loài này còn nhỏ hơn hầu hết các loài cá mập ngày nay. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra điều này qua bộ hàm được bảo quản tốt của nó.

Tiến sĩ Christian Klug từ Bảo tàng Cổ sinh vật học ở Đại học Zurich (Thụy Sĩ) cho biết, hai nửa hàm dưới của F. oukherbouchi không hợp nhất như con người và đa số sinh vật khác. “Điều này cho phép chúng không chỉ có thể mở hàm dưới xuống thật thấp mà còn xoay được 2 nửa ra ngoài”, tiến sĩ Klug nhận định.

Sự xoay chuyển này khiến những chiếc răng sắc nhọn mà con cá mập thường che giấu có cơ hội quay thẳng ra bên ngoài, trở thành những lưỡi dao đâm thẳng vào con mồi. Khi cá mập tóm được mồi, bộ hàm của nó sẽ xoay trở ngược lại vị trí cũ. Con mồi lập tức được đẩy vào rất sâu bên trong khoang miệng và không còn bất kỳ cơ hội sống sót nào.

“Kết hợp với việc di chuyển ra ngoài, bộ hàm mở ra khiến nước biển tràn vào khoang miệng, đồng thời đóng chúng lại dẫn đến một lực kéo cơ học làm con mồi bất động”, tiến sĩ Klug nói thêm.

Để phù hợp với môi trường sống mới và sự thay răng thường xuyên, cấu trúc hàm kỳ dị này đã dần biến mất sau đại Cổ sinh. Thế hệ con cháu của loài này là cá mập và cá đuối đã phát triển cơ thể lớn hơn, bộ hàm thay răng liên tục, luôn luôn sắc bén. Tuy nhiên, bộ hàm của chúng cũng từ đó mất đi khả năng xoay chuyển chết chóc.

Christian Klug giải thích: “Hóa thạch mà chúng tôi đã kiểm tra là một mẫu vật độc nhất vô nhị và được bảo quản rất tốt. Loại khớp hàm được thấy ở loài cá mập này có thể đã đóng “một vai trò quan trọng” đối với sự sinh tồn của chúng trong đại Cổ sinh”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Đa dạng hóa loại hình và nguồn lực cho đào tạo nhân lực bán dẫn
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện loài cá mập có bộ hàm kỳ dị sống cách đây 370 triệu năm