Nhiễm trùng tai do SARS-CoV-2 có thể giải thích vấn đề về thính giác, thăng bằng là một trong ba nghiên cứu được công bố gần đây.

Phát hiện về khả năng nhiễm trùng tai do COVID-19, tái nhiễm SARS-CoV-2 ở người tiêm và chưa tiêm vắc xin

Sơn Vân | 30/10/2021, 08:30

Nhiễm trùng tai do SARS-CoV-2 có thể giải thích vấn đề về thính giác, thăng bằng là một trong ba nghiên cứu được công bố gần đây.

Tỷ lệ tái nhiễm cao hơn với những khỏi COVID-19 chưa được tiêm vắc xin

Người khỏi bệnh sau khi mắc COVID-19 tạo ra các kháng thể bảo vệ chống lại sự tái nhiễm vi rút SARS-CoV-2 (gọi là miễn dịch tự nhiên). Tuy nhiên, các kháng thể đó có thể không bảo vệ tốt bằng các kháng thể do vắc xin tạo ra, theo một nghiên cứu trên những người trưởng thành nhập viện có các triệu chứng giống COVID-19.

Trong số 6.328 bệnh nhân đã được tiêm vắc xin trong 3 đến 6 tháng trước đó, 5,1% được xác nhận mắc COVID-19. Con số này so với 8,7% trong số 1.020 bệnh nhân mắc COVID-19 trong vòng 3 đến 6 tháng qua nhưng không tiêm vắc xin.

Sau khi tính toán các yếu tố nguy cơ, tỷ lệ nhiễm vi rút SARS-CoV-2 cao hơn gấp 5 lần với những khỏi COVID-19 không tiêm vắc xin, các nhà nghiên cứu đã ghi trong Báo cáo hàng tuần về bệnh tật và tử vong của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC).

Họ nói: “Tất cả những người đủ điều kiện nên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 càng sớm càng tốt, bao gồm cả những người chưa được tiêm phòng trước đó đã nhiễm SARS-CoV-2”.

Nhiễm trùng tai do SARS-CoV-2 có thể giải thích vấn đề về thính giác, thăng bằng

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện vi rút SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm sang các tế bào của tai trong ở một nghiên cứu có thể giúp giải thích các vấn đề về thăng bằng, mất thính giác và ù tai hoặc tiếng chuông ngân trong tai ở một số bệnh nhân COVID-19.

Sử dụng các mô hình tế bào của tai người, cộng với các mẫu mô tai trong của chuột và người, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các tế bào tai trong "có bộ máy phân tử cho phép SARS-CoV-2 xâm nhập" và vi rút thực sự có thể lây nhiễm lên chúng, theo cho một báo cáo được công bố hôm 29.10 trên tạp chí Communications Medicine của nhóm từ Viện Công nghệ Massachusetts, Bệnh viện Tai và Mắt Massachusetts ở thành phố Boston (Mỹ).

nhiem-trung-tai-do-covid-19.jpg
Người mắc COVID-19 có thể bị nhiễm trùng tai

Các tác giả phỏng đoán, vi rút có thể xâm nhập vào tai qua ống eustachian, nối mũi với tai, hoặc có thể di chuyển qua các dây thần kinh mang mùi từ mũi đến não và từ đó qua các dây thần kinh kết nối với tai trong. Giờ đây, họ hy vọng có thể sử dụng các mô hình tế bào người để thử nghiệm các phương pháp điều trị với bệnh nhiễm trùng tai trong do SARS-CoV-2 và các loại vi rút khác gây ra.

CDC, FDA kiểm đếm các phản ứng phụ từ vắc xin mRNA

Dữ liệu an toàn từ gần 300 triệu liều vắc xin mRNA của COVID-19 được sử dụng trong 6 tháng đầu tiên của chương trình tiêm chủng ở Mỹ cho thấy phần lớn các tác dụng phụ được báo cáo là nhẹ và ngắn, các nhà nghiên cứu từ CDC, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết trong tuần này.

Các nhà nghiên cứu đã báo cáo trên trang medRxiv trước đánh giá ngang hàng.

Hệ thống Báo cáo Sự kiện Có hại của Vắc xin (VAERS) đã nhận được hơn 340.000 báo cáo về các tác dụng phụ, trong đó 6,6% là nghiêm trọng nhưng không gây chết người và 1,3% là tử vong.

Trong số khoảng 8 triệu người dùng v-safe (ứng dụng khảo sát mọi người về trải nghiệm tiêm vắc xin COVID-19) của CDC, hơn một nửa báo cáo một số loại phản ứng, thường là một ngày sau khi tiêm và thường xuyên hơn sau liều thứ hai, nhưng ít hơn hơn 1% cho biết đang tìm kiếm sự chăm sóc y tế.

Dựa trên những thông tin mới nhất, báo cáo kết luận các tác dụng phụ nghiêm trọng của vắc xin mRNA "là rất hiếm".

Bài liên quan
Chủng Delta dễ lây truyền ở những người đã tiêm 2 mũi vắc xin khiến miễn dịch cộng đồng khó lâu dài
Nghiên cứu ở Anh cho thấy những người đã được tiêm 2 mũi vắc xin dễ dàng lây truyền biến thể Delta trong các hộ gia đình.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu phải báo cáo tình hình chuyển đổi số, kinh tế số một cách trung thực
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai công tác chuyển đổi số quốc gia với trọng tâm là phát triển kinh tế số trên tinh thần khách quan, trung thực, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện về khả năng nhiễm trùng tai do COVID-19, tái nhiễm SARS-CoV-2 ở người tiêm và chưa tiêm vắc xin