Vào năm 2020, một ngày sau khi biết mình mắc COVID-19, người đàn ông 30 tuổi bắt đầu nghĩ rằng anh có thể nói chuyện được với những người thân đã qua đời.

'Bệnh nhân COVID-19 rối loạn tâm thần nghĩ rằng nói chuyện được với người thân đã mất'

Đan Thuỳ | 29/10/2021, 11:02

Vào năm 2020, một ngày sau khi biết mình mắc COVID-19, người đàn ông 30 tuổi bắt đầu nghĩ rằng anh có thể nói chuyện được với những người thân đã qua đời.

Theo báo cáo được công bố vào tháng 8, người đàn ông này không có tiền sử mắc bệnh tâm thần. Báo cáo cũng cho biết các triệu chứng rối loạn tâm thần này kéo dài hơn một tháng, trong đó người đàn ông có những biểu hiện bất thường như thường xuyên đập phá, xô ngã mẹ và thậm chí còn nghĩ mình đang bị thí nghiệm phóng xạ.

Người đàn ông được cho dùng thuốc loạn thần nhưng chúng có rất ít tác dụng. Một nghiên cứu cho biết chỉ sau khi anh ta được uống thuốc thường dùng để điều trị các bệnh tự miễn thì mới khỏi bệnh.

Jonathan Rogers, bác sĩ lâm sàng và nhà nghiên cứu tâm thần học từ Đại học London (Anh), nói với trang Insider: “Rối loạn tâm thần là một trong những bí ẩn lớn của y học. Chúng tôi chưa có nhiều sự hiểu biết về nguyên nhân gây ra nó và cách nó tiến triển”.

Nghiên cứu cho thấy các triệu chứng tâm thần thường gặp ở những người mắc COVID-19.

617ad9304b8a642a553eb780_o_u_v2.jpeg
Những bệnh nhân COVID-19 có thể phát triển những triệu chứng rối loạn tâm thần - Ảnh: Internet

Một nghiên cứu về hồ sơ sức khoẻ của hơn 200.000 bệnh nhân COVID-19 ở Mỹ cho thấy khoảng 13% được chẩn đoán tâm thần hoặc thần kinh lần đầu tiên trong vòng 6 tháng kể từ khi nhiễm bệnh.

Rối loạn tâm thần là tình trạng tâm thần đặc biệt nghiêm trọng có ảnh hưởng 0,42% trong nhóm người được nghiên cứu. Thế nhưng, con số này cao gấp đôi so với những người trong nhóm đối chứng (những bệnh nhân bị cúm), theo nghiên cứu.

Các nhà khoa học chia sẻ với Insider rằng sự gia tăng này có thể là vì lý do gián tiếp như căng thẳng tâm lý do mắc COVID-19. Thế nhưng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có một lý do khác dẫn đến điều này là do vi rút có thể khiến cơ thể tự tấn công, làm cho não bộ hoạt động lệch lạc.

Lý thuyết cho rằng vi rút SARS-CoV-2 gây ra cái gọi là viêm não kháng thụ thể NMDA, một phản ứng tự miễn dịch gây viễm não. Điều đó dẫn đến việc có thể gây ra rối loạn tâm thần.

Thông thường, não bộ được bảo vệ bằng hệ thống miễn dịch nhờ một cấu trúc được gọi là hàng rào máu não. Thế nhưng, COVID-19 có thể làm cho hàng rào đó bị “rò rỉ”, Benedict Michael, bác sĩ lâm sàng từ Đại học Liverpool (Anh) chuyên giám sát các biến chứng thần kinh ở bệnh nhân sau khi mắc COVID-19, chia sẻ.

Benedict Michael cho biết hệ thống miễn dịch sau đó có thể bắt đầu tấn công các tế bào trong não, đặc biệt là các thụ thể NMDA được vận chuyển bởi các tế bào thần kinh.

Ông nói thêm rằng, điều đó sẽ làm cho các tế bào thần kinh ít nhạy cảm hơn với kích thích. “Nó có tác dụng tương tự như ketamine”, Benedict Michael cho hay.

Các nhà khoa học cho biết một loại vi rút khác mang tên HSV-1 cũng có thể gây ra các vấn đề về não tương tự.

Họ cũng chỉ ra một số ít các trường hợp được ghi nhận viêm não sau khi mắc COVID-19 và một số cho thấy có kháng thể chống thụ thể NMDA trong máu của bệnh nhân.

Tin tốt là vấn đề này có thể được điều trị bằng thuốc chống viêm và thuốc chống loạn thần. “Chúng tôi hy vọng rằng đa số sẽ phục hồi nhanh chóng vì không có nhiều tổn thương não”, ông Benedict Michael chia sẻ.

Thế nhưng, cả Jonathan Rogers và Benedict Michael đều cho rằng lý thuyết này nên được coi là không quá nghiêm trọng. Họ nói chỉ có một số ít các trường hợp rối loạn tâm thần được ghi nhận sau khi mắc COVID-19.

Benedict Michael cho rằng sự hiện diện của các kháng thể chống thụ thể NMDA có thể không liên quan đến chứng rối loạn tâm thần.

“Có thể có một cơ sở miễn dịch học cho những trường hợp rối loạn tâm thần riêng biệt này, nhưng tôi không nghĩ rằng nó đã được chứng minh về mặt điều trị. Khoa tâm thần có lịch sử về tất cả các loại phương pháp điều trị tốt nếu chỉ cho một bệnh nhân nhưng lại không có kết quả tốt khi thực hiện một thử nghiệm lâm sàng”, ông nói.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
10 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Bệnh nhân COVID-19 rối loạn tâm thần nghĩ rằng nói chuyện được với người thân đã mất'