Tòa án Nhân dân huyện Bình Chánh, TP.HCM vừa tuyên phạt hai bị cáo H.T.L (SN 1987) 2 năm tù và H.V.L (SN 1990) 2 năm 6 tháng tù vì tội danh “Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm” theo Điều 193 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 có hiệu lực từ 1.1.2018. Đồng thời, Tòa cũng yêu cầu hai bị cáo nộp lại số tiền thu lợi bất chính là 5 triệu đồng (đối với H.V.L) và 3 triệu đồng (đối với H.T.L) để sung vào ngân sách Nhà nước.

Phạt tù đối với hành vi sản xuất phụ gia thực phẩm giả

Bài PR theo HĐQC | 26/03/2019, 16:23

Tòa án Nhân dân huyện Bình Chánh, TP.HCM vừa tuyên phạt hai bị cáo H.T.L (SN 1987) 2 năm tù và H.V.L (SN 1990) 2 năm 6 tháng tù vì tội danh “Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm” theo Điều 193 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 có hiệu lực từ 1.1.2018. Đồng thời, Tòa cũng yêu cầu hai bị cáo nộp lại số tiền thu lợi bất chính là 5 triệu đồng (đối với H.V.L) và 3 triệu đồng (đối với H.T.L) để sung vào ngân sách Nhà nước.

Được biết, trước đó, Đội Quản lý thị trường Bình Chánh phối hợp với Công an xã Qui Đức, huyện Bình Chánh đã tiến hành khám xét nhà xưởngcủa H.T.L tại xã Qui Đức, huyện Bình Chánh và phát hiện hơn 1.800 gói bột ngọt giả thành phẩm với trọng lượng hơn 600 kg và 78 gói hạt nêm giả thành phẩm với trọng lượng hơn 27kg cùng một số lượng lớn các bao bì nhựa đã được in sẵn tên các thương hiệu và nhiều dụng cụ dùng để sản xuất bột ngọt giả như bàn ép nhựa, cân, can xúc, thau nhựa, v.v.

Ngoài ra, lực lượng chức năng còn phát hiện 10 bao bột ngọt loại 25kg hiệu HULUNBEIER, là nguyên liệu dùng để sản xuất bột ngọt giả. Bị cáo H.V.L khai nhận đã mua số bột ngọt hiệu HULUNBEIER này tại chợ Bình Tây (Q.5) từ nhiều người không rõ lai lịch và trực tiếp tham gia sản xuất, còn H.T.L chỉ tham gia sản xuất hàng giả, đi chào hàng và giao thành phẩm theo yêu cầu của H.V.L.

Việc xét xử trường hợp của H.V.L và H.T.L được căn cứ theo Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 có hiệu lực từ ngày 1.1.2018 đã được bổ sung các tội danh liên quan đến sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm. Cụ thể tại Điều 193 quy định về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm” nêu rõ người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm.

Trường hợp phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng,… thì mức án tù cũng tăng tương ứng từ 5-10 năm, 10-15 năm, 15-20 năm và cao nhất là mức án chung thân. Cá nhân phạm tội còn bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm hay tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo Luật sư Đặng Văn Cường – Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội), BLHS 2015 có hiệu lực từ 1.1.2018 còn có một điểm mới đáng lưu ý tại Điều 193 là pháp nhân thương mại cũng là chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm. Theo đó, pháp nhân thương mại phạm tội như quy định tại điều này sẽ bị phạt tiền từ 1 tỉđồng đến mức cao nhất là 18 tỉđồng thậm chí bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Như vậy, với những điều chỉnh mới trong BLHS 2015 có hiệu lực từ 1.1.2018, việc sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm gồm các chất tạo hương hoặc tạo vị (điều vị) như bột ngọt (mì chính),… đều bị phạt tù thấp nhất từ 2 – 5 năm không kể số lượng và giá trị hàng hóa. Tùy theo giá trị hàng hóa và mức vi phạm nghiêm trọng như phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, gây tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng hoặc gây chết người, đối tượng phạm tội phải đối mặt với án tù tăng nặng từ 5-20 năm và cao nhất là tù chung thân, kèm theo đó là xử phạt hành chính từ 20 đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu tài sản.

Với mức xử phạt “mạnh tay” và mang tính răn đe cao quy định tại Điều 193, tin rằng những phụ gia thực phẩm giả sẽ không còn cơ hội đe dọa sức khỏe người tiêu dùng. “Đây là điểm cải tiến rõ nét nhất trong bộ luật mới, cho thấy sự quan tâm của cơ quan lập pháp cũng như các cơ quan bộ, ngành trong việc chăm lo đời sống nhân dân”, Luật sư Nguyễn Đức Chánh – Công ty Luật TNHH Đức Chánh (Đoàn Luật sư TP.HCM) chia sẻ.

D.T
Bài liên quan
5 'chìa khóa vàng' để giữ thực phẩm an toàn trong mùa nắng nóng
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự sống, sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, thực phẩm cũng có thể là nguồn gốc gây bệnh nguy hiểm và mang lại nhiều hệ lụy khác nếu không được đảm bảo an toàn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phạt tù đối với hành vi sản xuất phụ gia thực phẩm giả