Trong phiên họp sáng 25.7, các đại biểu quốc hội đã nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả nhân sự Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó chủ nhiệm Ủy ban và Ủy viên thường trực. Theo đó, có 34 đại biểu được phê chuẩn so với 44 đại biểu như dự kiến.

Phê chuẩn 34 cấp phó Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội

Trí Lâm | 25/07/2016, 12:05

Trong phiên họp sáng 25.7, các đại biểu quốc hội đã nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả nhân sự Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó chủ nhiệm Ủy ban và Ủy viên thường trực. Theo đó, có 34 đại biểu được phê chuẩn so với 44 đại biểu như dự kiến.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã xem xét, cân nhắc và phê chuẩn điều kiện từng nhân sự cụ thể, trước mắt phê chuẩn 34 Phó chủ tịch, Phó chủ nhiệm và 45 Ủy viên thường trực đối với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

Cụ thể, căn cứ Điều 30, 31 Quy chế làm việc của UB Thường vụ Quốc hội, công văn số 1429 của Văn phòng TƯ đảng thông báo ý kiến của Ban chấp hành TƯ về số lượng Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó chủ nhiệm các UB, ý kiến của Ban Bí thư về vấn đề này… UB Thường vụ đã phê chuẩn nhân sự cấp phó với từng cơ quan cụ thể.

VớiHội đồng Dân tộcdoông Hà Ngọc Chiến đứng đấu, cơ cấu được duyệt là không quá 4 Phó chủ tịch, không quá 4 ủyviên thường trực, 38 uỷ viên khác. Có 3 Phó chủ tịch đã được phê chuẩn là ông Giàng A Chu (đại biểu tỉnh Yên Bái), ông Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn), bà Cao Thị Xuân (Thanh Hoá).

UB Pháp luậtdoông Nguyễn Khắc Định đứng đầucó số Phó chủ nhiệm không quá 4, số ủyviên thường trực không quá 8 và 30 ủyviên khác. Có 3 Phó chủ nhiệm đã được phê chuẩn là bà Trần Thị Dung (Điện Biên), ông Phạm Trí Thức (Thanh Hoá), ông Hoàng Thanh Tùng (Sóc Trăng).

UB Tư phápdobà Lê Thị Nga đứng đầuđược duyệt số lượng tối đa là 5 Phó chủ nhiệm, 5 ủyviên thường trực và 31 ủyviên khác. Hiện tại mới chỉ có 4 nhân sự được chọn làm Phó chủ nhiệm là các ông Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình), Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai), Nguyễn Văn Luật (Kiên Giang), Nguyễn Văn Pha (Nam Định).

UB Kinh tếcủa ông Vũ Hồng Thanh sẽ có không quá 4 Phó chủ nhiệm, 5 ủyviên thường trực và 33 ủyviên khác. Đến nay, có 3 cấp phó đã “chốt” là các ông Dương Quốc Anh (Gia Lai), Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng), Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang).

UB Tài chính Ngân sáchcủa ông Nguyễn Đức Hải được phân cơ cấu tối đa 4 Phó chủ nhiệm, 5 ủyviên thường trực; 35 ủyviên khác nhưng mới chỉ chọn được 3 cấp phó là các ông Bùi Đặng Dũng (Kiên Giang), Đinh Văn Nhã (Phú Yên), Nguyễn Hữu Quang (Thanh Hoá).

UB Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của ông Phan Thanh Bình được phê chuẩn cơ cấu không quá 5 Phó chủ nhiệm, không quá 5 thường trực, 34 uỷ viên khác. Có 4 Phó chủ nhiệm được phê chuẩn đến thời điểm này: bà Hoàng Thị Hoa (Bắc Giang), bà Ngô Thị Minh (Quảng Ninh), ông Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long), ông Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa – Vũng Tàu).

UB Các vấn đề xã hội của bà Nguyễn Thuý Anh có cơ cấu tối đa là 5 Phó chủ nhiệm, 5 ủyviên thường trực, 41 ủyviên khác. UB Thường vụ Quốc hội chấp thuận 4 ông/bà Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hoá), Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang), Đặng Thuần Phong (Bến Tre), Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) làm Phó chủ nhiệm.

UB Khoa học, Công nghệ & Môi trường của ông Phan Xuân Dũng sẽ có không quá 5 Phó chủ nhiệm, 4 uỷ viên thường trực, 32 uỷ viên khác, đến thời điểm này đã được phê chuẩn đủ cả 5 cấp phó là các ông Nguyễn Vinh Hà (Kon Tum), Trương Minh Hoàng (Cà Mau), Trần Văn Minh (Quảng Ninh), Phùng Đức Tiến (Hà Nam), Lê Hồng Tịnh (Đồng Nai).

UB Đối ngoại của ông Nguyễn Văn Giàu được duyệt cơ cấu tối đa 4 Phó chủ nhiệm, 4 uỷ viên thường trực; 24 uỷ viên khác. UB Thường vụ Quốc hội đã đủ 4 Phó chủ nhiệm của UB này, gồm các ông Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận), Vũ Hải Hà (Đồng Nai), Ngô Đức Mạnh (Bình Thuận), Nguyễn Mạnh Tiến (Tây Ninh).

UB Quốc phòng an ninh của ông Võ Trọng Việt được duyệt cơ cấu không quá 3 Phó chủ nhiệm, 5 uỷ viên thường trực. Tuy nhiên, hiện tại, UB Thường vụ Quốc hội đang phối hợp với các cơ quan để tiến hành quy trình phê chuẩn các Phó chủ nhiệm. UB Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định khi có nhân sự cụ thể có đủ điều kiện để phê chuẩn. Hiện mới chỉ có 5 uỷ viên thường trực của UB này được UB Thường vụ duyệt.

Đối với Ủy ban của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc chưa đủ số Phó chủ tịch, Ủy viên Thường trực so với số lượng đã được phê duyệt, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, trong quá trình hoạt động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét kiện toàn khi có cán bộ đủ tiêu chuẩn và điều kiện.

Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội là những cơ quan của Quốc hội, làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Nhiệm vụ là thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác; thẩm tra những báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao; trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát; kiến nghị với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và những vấn đề trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có quyền kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đồng thời, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phê chuẩn 34 cấp phó Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội