Một căn cứ hải quân mới đề phòng Trung Quốc  là mục tiêu hàng đầu của quân đội Philippines, đối diện quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo Tướng  Gregorio Catapang.

Philippines: cần căn cứ hải quân mới đề phòng Trung Quốc

Một Thế Giới | 13/05/2015, 14:48

Một căn cứ hải quân mới đề phòng Trung Quốc  là mục tiêu hàng đầu của quân đội Philippines, đối diện quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo Tướng  Gregorio Catapang.

Một căn cứ hải quân mới đề phòng Trung Quốc  là mục tiêu hàng đầu của quân đội Philippines, đối diện quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo Tướng  Gregorio Catapang, chỉ huy quân đội Philippines.

Ông cũng cho biết tàu hải quân Việt Nam và Nhật Bản sẽ được phép cập cảng một khi căn cứ này xây xong trên đảo Palawan ở Vịnh Con Hào (Oyster) thuộc bờ biển phía tây Philippine và cách quần đảo Trường Sa khoảng 160 km.

Trả lời phỏng vấn vào khuya 12.5, tại một căn cứ quân sự ở thủ phủ  Puerto Princesa của đảo Palawan, tướng Catapang nói với Reuters:

“Chúng tôi cảm thấy đây là mục tiêu quan tâm hàng đầu, vì tình hình an ninh đang nổi lên. Ngay khi có tiền, chúng tôi sẽ đổ vốn vào đó”.

Tướng Catapang nói vốn ban đầu xây dựng căn cứ là 800 triệu peso (18 triệu USD) và sau đó cần thêm 5 tỷ peso để nó thật sự là một căn cứ lớn. Ông nói kế hoạch đã có từ lâu, nhưng bị chậm trễ vì thiếu kinh phí.

Ông nói công trình chưa có gì nhiều, đang xây một đường tiếp cận và nâng cấp kho trữ nước và dầu để cung cấp cho các tàu cập vào căn cứ này: “Vẫn còn nhiều việc phải làm”.

Việc cần căn cứ hải quân mới đề phòng Trung Quốc (TQ) có thể khiến tăng cao căng thẳng giữa TQ với Philippines, Việt Nam và Malaysia, Brunei  cùng Đài Loan, từ việc TQ ngang ngược tuyên bố độc chiếm gần như toàn bộ Biển Đông, gồm quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng gần đây TQ nhanh chóng xây các đảo nhân tạo ở 7 bãi đá thuộc quần đảo này.

Bắc Kinh tuyên bố họ có quyền xây dựng trên lãnh thổ của TQ, và các công trình này phục vụ dân sự như dự báo thời tiết, trạm tìm kiếm - cứu hộ nên sẽ có lợi cho các nước khác.

Nhưng Mỹ và các đồng minh gọi hoạt động xây đảo nhân tạo của TQ là trái phép. Mỹ đã đề nghị được cập các căn cứ Philippines ở 8 vị trí để xoay vòng quân trú đóng, máy bay và tàu chiến để tập luyện, do chính phủ Tổng thống Mỹ Barack Obama có chủ trương ngoại giao-quân sự “Xoay trục về châu Á”.

Nhật đang giúp Philippines tăng cường khả năng hải quân, có thể góp vốn xây các cơ sở hạ tầng quanh căn cứ hải quân mới nhưng không cho nó, theo một nguồn tin Nhật biết kế hoạch đã nói với Reuters hồi đầu năm 2015.

Hải quân Nhật và Philippines đang có cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, vốn là một tuyến hàng hoá trị giá gần 5 tỷ USD/năm.  

Hai khu trục hạm Nhật tham gia cuộc tập trận này, với một tàu chiến Philippines, ở ngoài khơi Manila.

Cuộc tập trận này trùng hợp việc Nhật có kế hoạch cùng Việt Nam điều phối tuần tra biển, tìm kiếm và cứu hộ.

Nhật không có chủ quyền trên Biển Đông, nhưng Thủ tướng Shinzo Abe nói Nhật có quyền lợi từ việc bảo đảm tự do hàng hải ở khu vực này.

Cuộc tập trận chung có thể là một tín hiệu rõ ràng gởi đến lãnh đạo TQ ở Bắc Kinh: “Ngay cả nếu như quý vị dùng vũ lực để bành trướng tầm ảnh hưởng, vẫn có một hạn chế với việc quý vị có thể làm, và các nước trong khu vực sẵn sàng ngăn chặn”, theo nhà phân tích Narushige Michishita của Viện nghiên cứu chính sách Tokyo, nói với Reuters.

Tháng trước, Philippines cũng có cuộc tập trận hàng năm với Mỹ, với 12.000 quân tham gia.

Nhật cũng tuyên bố hồi tháng trước, rằng có thể cùng Mỹ tuần tra trên Biển Đông. Lầu Năm Góc đã triển khai máy bay do thám hiện đại P-8A Poseidon đến Philippines để giám sát khu vực, và Nhật có thể cùng bay tuần tra.

Một quan chức quốc phòng Nhật giấu tên, nói với Reuters:

“Chúng ta phải cho TQ thấy, rằng đây không phải là biển riêng của họ”

Nhật cũng đang đóng 10 tàu tuần tra duyên hải cho Philippines.
Mai Hà (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Philippines: cần căn cứ hải quân mới đề phòng Trung Quốc