Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin mới đây khẳng định nước này sẽ không tuân theo lập trường của Trung Quốc trong việc đẩy các cường quốc phương Tây, bao gồm cả Mỹ ra khỏi Biển Đông.

Philippines quyết không để Trung Quốc loại phương Tây khỏi Biển Đông

Hoàng Vũ | 22/09/2020, 15:16

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin mới đây khẳng định nước này sẽ không tuân theo lập trường của Trung Quốc trong việc đẩy các cường quốc phương Tây, bao gồm cả Mỹ ra khỏi Biển Đông.

ÔngLocsincho biết bộ quy tắc ứng xử mà các quốc gia Đông Nam Á đang xây dựng với Bắc Kinh sẽ không đẩy các nước phương Tây ra khỏi vùng biển chiến lược này.

“Tôi cam kết với các bạn rằng, các quốc phương Tây vẫn sẽ vẫn hiện diện ở Biển Đông. Chúng tôi tin tưởng vào sự cán cân quyền lực,vàrằng sự tự do của người dânPhilippinesphụ thuộc vào sự cân bằng quyền lực ở Biển Đông”, Ngoại trưởngTeodoroLocsinphát biểu tại phiên điều trần về ngân sách của quốc hộiPhilippinesởManilahôm 21.9.

Trung Quốc thời gian qua đã không ngừng khai thác và quân sự hóa các rạn san hô ở Biển Đông cùng với sự gia tăng các máy bay và tàu quân sự của Trung Quốc trên tuyến đường biển chiến lược mà Trung Quốc tự coi là lãnh thổ của mình, mặc dù phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) đã vô hiệu hóa yêu sách phi lý của họ vào năm 2016.

Là một phần trong sự thay đổi chiến lược nhằm ngăn chặn Trung Quốc, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thốngDonaldTrumpđã tăng cường các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông cũng như thể hiện lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh trong bối cảnh quan hệ 2 nước tiếp tục xấu đi vì hàng loạt vấn đề, từ tranh chấp thương mại, đại dịch COVID-19 đến HồngKôngvà Biển Đông.

Chính phủ Mỹ gần đây đã liên tiếp gửi đi nhiều thông điệp chỉ trích Bắc Kinh về các hoạt động được miêu tả là "vi phạm luật pháp quốc tế", "bắt nạt các nước láng giềng" và "gây bất ổn" tại Biển Đông.Washingtoncho biết đang điều chỉnh lập trường đối với yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông phù hợp với những nội dung trong phán quyết từ PCA.

Mỹ và Trung Quốc hiện đã tăng cường nỗ lực để tranh giành sự ủng hộPhilippinestrong bối cảnh căng thẳng hai nước gia tăng trong hang loại vấn đề từ COVID-19, Đài Loan, HồngKôngvàđặt biệtlà Biển Đông.

Hôm 18.9, Bộ Nông nghiệpPhilippinestuyên bố mở cửa một phòng thí nghiệm nghiên cứu về bệnh tật ở động vật do Mỹ góp quỹ ở khu vực miền trungLuzon. Đầu tuần trước, đại sứ Mỹ tạiPhilippinesSung Kim cho biết, ông đã trao hơn 5.000 bộkitvệ sinh, 16 trạm rửa tay cho thị trưởngManilađể hỗ trợ các nỗ lực của địa phương trong cuộc chiến chống COVID-19. Tháng trước, Mỹ cũng cung cấp cho quốc gia Đông Nam Á này 100 máy trợ thở mới.

Động thái mới của Mỹ diễn ra chỉ vài ngày sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tớiPhilippines. Trong các cuộc gặp với người đồng cấpPhilippinesDelfinLorenzanavà Tổng thốngRodrigoDuterte, hai bên đã nhất trí làm mới lại bản ghi nhớ 2004 về hợp tác quốc phòng, hướng tới giải quyết tốt hơn các bất đồng ở Biển Đông. Ông Ngụy cho biết, Trung Quốc cam kết hỗ trợ 20 triệu USD các thiết bị phi chiến đấu cho Lực lượng vũ trangPhilippines.

Các nhà quansát nhậnđịnh, những động thái “hào phóng” củaWashingtonvà Bắc Kinh cho thấy tầm quan trọng chiến lược củaPhilippinesgiữa lúc đối đầu Mỹ - Trung ngày càng leo thang và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

DerekGrossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại tổ chứcRandCorporation(Mỹ), nói rằngPhilippinescó tầm quan trọng với Mỹ, không chỉ bởi quốc gia Đông Nam Álà nơi đặt căn cứ hải quân nước ngoài lớn nhất của Mỹ, mà còn vìManilalà một đồng minh hiệp ước có liên quan trực tiếp vào các tranh chấp trên Biển Đông.

“Mối quan hệ vớiPhilippinessẽ tạo cho Mỹ một lợi thế về vị trí địa lý để triển khai sức mạnh ngay gần Biển Đông và điều này sẽ vô cùng giá trị trong một cuộc xung đột trong tương lai. Mỹ vẫn có thểxoay xởmà không cần tiếp cận các căn cứ ởPhilippines, nhưng bàn đạp sức mạnhđể tiếnvào Biển Đông sẽ trở nên khó khăn hơn và có thể bị chậm hơn”, ôngGrossmannói.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu tại Đại học Hải Nam ở phía nam Trung Quốc,KangLin, cho rằng sự gần gũi giữaManilavàWashingtonkhiến Bắc Kinh cũng muốn “nuôi dưỡng” mối quan hệ với Tổng thốngPhilippinesRodrigoDutertevì nhà lãnh đạo này nổi tiếng với những lần lên tiếng phản bác Mỹ gay gắt. “So với những người tiền nhiệm, Tổng thốngDutertethân thiện với Trung Quốc hơn và cũng cứng rắn với Mỹ hơn trong các vấn đề về chính sách đối ngoại”, ông nói.

Trong 4 năm qua,Manilavà Bắc Kinh đã ký kết các thỏa thuận đầu tư trị giá hàng tỷ đô la và thiết lập cơ chế tham vấn nhằm xoa dịu căng thẳng các vấn đề liên quan đến Biển Đông giàu tài nguyên.

“Khi tranh chấp về quyền đánh bắt cá hoặc khai thác dầu nổ ra giữa các bên,Philippinesđã đóng một vai trò chủ chốt trong việc giúp giảm áp lực đối với Trung Quốc. Điều này rất quan trọng đối với chiến lược Biển Đông của Bắc Kinh", ÔngKangnói.

Còn ôngGrossmancho rằng Trung Quốc đã có một cơ hội để lôi kéoPhilippinesvề “quỹ đạo” của mình và đã làm tất cả những gì có thể để chia rẽManilakhỏi đồng minh lâu năm. “Làm như vậy có thể làm suy yếu thỏa thuận quân sự của Mỹ vớiPhilippinesvốn được thiết kế không chỉ giúpManilatrong các chiến dịch chống khủng bố, mà còn kiềm chế tham vọng cũng như các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông”, ông nói.

Theo cố vấn chính sáchRichardHeydarian, dù Tổng thốngPhilippinesDutertekhông ngại dùng những từ ngữ “khó nghe” làm “mếch lòng” Mỹ, các mối quan hệ giữaWashingtonvớiManilavề hợp tác an ninh vẫn “bền bỉ hoặc thậm chí được đẩy mạnh”. Mỹ tổ chức hơn 300 cuộc tập trận quân sự vớiPhilippinestrong năm 2019, nhiều hơn bất cứ đồng minh nào khác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ngoại trưởng MỹMikePompeonăm ngoái cũng nói rằng Hiệp ước quốc phòng song phương bao gồm cả vấn đề Biển Đông, trong khi đại sứ Mỹ Sung Kim nói rằng hiệp ước cũng sẽ được áp dụng với cả các lực lượng mà Trung Quốc từng sử dụng để bắt nạt và dọa dẫm các nước láng giềng ở Biển Đông.

Mặc dù ôngDuterteđược cho là “thân” với Trung Quốc hơn, nhưng câu hỏi nhiều người đặt ta là mối quan hệ này có thể duy trì bao lâu, đặc biệt là khi phần lớn những lời hứa hẹn đầu tư của Trung Quốc vẫn chưa được thực hiện.

“Một mặt, ôngDutertemuốn giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ. Một khác, các quan chức hàng đầuPhilippinesmuốn đảm bảo mối quan hệ với Trung Quốc sẽ không làm hỏng mối quan hệ với Mỹ, đặc biệt là trong bối cảnh có những tranh chấp ở Biển Đông”, nhà phân tíchHeydariannói.

Nhà nghiên cứuKangLinnhận định rằng khi Tổng thốngDutertekết thúc nhiệm kỳ vào năm 2022, Bắc Kinh sẽ phải tiếp tục tìm cách củng cố quan hệ vớiManila. “Dù tổng thống tiếp theo củaPhilippineslà ai thì cũng sẽ khó có thể gần gũi với Trung Quốc như ôngDutertehiện nay”,Kangnói.

Hoàng Vũ (theo SCMP, Bloomberg)
Bài liên quan
Việt Nam lên tiếng sau tranh cãi giữa Philippines và Trung Quốc về Biển Đông
Việt Nam bác bỏ mọi yêu sách trái luật pháp quốc tế ở Biển Đông, sau khi Trung Quốc và Philippines tranh cãi về cái gọi là "quyền lịch sử" tại khu vực.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Philippines quyết không để Trung Quốc loại phương Tây khỏi Biển Đông