Những năm gần đây, phim truyền hình Việt nhận được sự quan tâm lớn của khán giả, đặc biệt là những phim tập trung khai thác đề tài gai góc, mới mẻ. Nhưng cùng với đó là một màn ảnh tràn ngập cảnh "nóng", bạo lực, gây không ít sự lo ngại.

Phim truyền hình đang ngày càng ‘nóng’

Đan Thùy | 22/10/2019, 13:03

Những năm gần đây, phim truyền hình Việt nhận được sự quan tâm lớn của khán giả, đặc biệt là những phim tập trung khai thác đề tài gai góc, mới mẻ. Nhưng cùng với đó là một màn ảnh tràn ngập cảnh "nóng", bạo lực, gây không ít sự lo ngại.

Phim truyền hình Việt ngày càng phát triển và có sức hút với khán giả. Không chỉ đa dạng về đề tài, các nhà sản xuất phim còn đầu tư về chất lượng cũng như dàn diễn viên “hot” để được chú ý. Ngoài ra, khâu truyền thông, quảng báo cũng được đẩy mạnh, chiến lược hơn trước. Nhiều phim đã gây sốt với rating cao, có thể kể đến như: Tiếng sét trong mưa, Hoa hồng trên ngực trái, Quỳnh búp bê

Nhưng bên cạnh đó là những tranh cãi về nội dung, hình ảnh. Những yếu tố nhạy cảm như cưỡng bức, ngoại tình, bạo lực v.v… được khai thác rất chân thực trong phim. Các cảnh quay này chủ yếu được miêu tả khá tàn bạo, cụ thể chứ không hề qua loa hay dùng các thủ pháp phim ảnh để ẩn dụ.

Trong khi các bộ phim chiếu rạp được kiểm duyệt gắt gao, bị chỉnh sửa hoặc cắt bớt những cảnh quay nhạy cảm hoặc dán nhãn hạn chế khán giả ở 3 cấp độ (cấm khán giả dưới 13,16,18 tuổi) thì phim truyền hình đang có vẻ được khá thoải mái khi khai tháccảnh nóng và bạo lực mà không có bất cứ cảnh báo nào về đối tượng khán giả có thể tiếp cận.

Cảnh trong phim Hoa hồng trên ngực trái -Ảnh: Internet

Mới nhất, phim Tiếng sét trong mưa, phát sóng ở khung giờ vàng kênh Vĩnh Long, gây bàn tán khi có cảnh nóng, cưỡng hiếp. Ngoài ra, khán giả cũng phản ứng khi phim có chuyện tình loạn luân giữa mẹ kế và con trai chồng hay hai anh em cùng mẹ khác cha. Theo đa số ý kiến, phim cần được dán nhãn 18+ và chiếu vào khung giờ muộn hơn. Tuy nhiên, đạo diễn Phương Điền cho rằng các cảnh chăn gối trong phim đều được xử lý chừng mực, không phản cảm, nên yêu cầu dán nhãn là bất công với ê-kíp.

Phânđoạn cưỡng hiếp trong Tiếng sét trong mưa gây xôn xao dư luận -Ảnh: Internet

Cũng từng được chiếu vào khung giờ khá sớm như Tiếng sét trong mưa, bộ phim Quỳnh búp bê về chủ đề gái mại dâm lên sóng VTV3 hồi tháng 7 năm ngoái đã bị nhiều khán giả phản đối vì thiếu cảnh báo, chưa kể lại chiếu trên kênh VTV1 vào thời điểm trẻ con vẫn còn thức và thường xem truyền hình với cả gia đình.

Quỳnh búp bê cũngđã từng bị khán giả phánđối vì thiếu cảnh báo -Ảnh: Internet

Sau vài tập phim, VTV đã phát đi cảnh báo trước khi phát sóng Quỳnh búp bê với nội dung phim có một số nội dung, hình ảnh không phù hợp với khán giả dưới 18 tuổi và khuyến cáo nên có sự giám sát của phụ huynh khi xem. Rất tiếc đây là bộ phim truyền hình hiếm hoi cho đến nay được nhà đài dán nhãn và cảnh báo và chưa được áp dụng trở lại dù có rất nhiều phim chứa đựng cảnh nóng táo bạo chỉ thích hợp cho người lớn.

Đây không phải là lần đầu tiên một phim dán nhãn 18+ bị “tuýt còi”. TrướcQuỳnh búp bê, phimChuyện ấy là chuyện nhỏ(Sex and the City) cũng bị ngưng phát sóng sau 6 tập đầu tiên, mặc dù giờ lên sóng của phim này là 23 giờ, do có những yếu tố không phù hợp với khán giả Việt.

Chuyện ấy là chuyện nhỏlà series ăn khách của HBO khi ra mắt khán giả trong 6 năm, từ năm 1998 đến 2004. Với chiều dài 94 tập, bối cảnh chính diễn ra tại New York, phim là câu chuyện về cuộc sống, tình yêu và tình dục của 4 người phụ nữ - Carrie Bradshaw (Sarah Jessica Parker), Samantha Jones (Kim Cattral đóng, Charlotte York (Kristin Davis), Miranda Hobbes (Cynthia Nixon). Chân thực, không giả tạo,Chuyện ấy là chuyện nhỏkhông ngại có những cảnh nóng để thể hiện cái tôi của từng nhân vật. Đây cũng là điều khiến bộ phim bị giới hạn khán giả và không phải đài truyền hình nào cũng sẵn sàng bỏ tiền mua bản quyền phát sóng.

Ngoài những bộ phim có những cảnh “nóng” như trongQuỳnh búp bê, trường hợp khác cũng cần đề cập là phim không có cảnh nóng nhưng vẫn gây tranh cãi vì trang phục phản cảm như phimThương nhớ ở ai. Được đánh giá là một bộ phim hay,Thương nhớ ở aikhai thác số phận của những người phụ nữ nông thôn trong chiến tranh và sau chiến tranh. Nhưng việc các diễn viên nữ mặc áo yếm và không nội y, trong phân cảnh trên sóng truyền hình đã bị cho là có phần “quá đà” và “không cần thiết”.

Cảnh nóng luôn là lá bài quan trọng để một bộ phim câu khách và các bộ phim truyền hình gần đây hầu như không phim nào là không có cảnh nóng, thậm chí tần suất ngày càng cao. Nhiều bộ phim từng gây sốt màn ảnh như Những cô gái trong thành phố hay gần đây là Bán chồng, Mộng phù hoa và đặc biệt là Tiếng sét trong mưa đều khai thác nhiều cảnh nóng táo bạo như cách thu hút người xem cũng như đẩy giá quảng cáo lên cao.

Tuy vậy, các bộ phim nên được phát sóng ở khung giờ muộn và có cảnh báo dành cho trẻ em. Phim truyền hình ngày càng phát triển, thay vì bị siết chặt nội dung, có lẽ đã đến lúc, các nhà làm phim cân nhắc chuyện dán nhãn cho những bộ phim có đề tài người lớn, có yếu tố bạo lực và cảnh nóng.

Trailer phim Hoa hồng trên ngực trái

Đan Thùy

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phim truyền hình đang ngày càng ‘nóng’