Dù chính quyền Hà Nội đã nhiều lần yêu cầu các nhà hàng du thuyền tại hồ Tây chậm nhất là ngày 20.6 phải di dời, nhưng đến nay, đã gần 1 tháng trôi qua, các nhà hàng nổi vẫn phớt lờ lệnh cấm.

Phớt lờ lệnh di dời, nhà hàng nổi Hồ Tây vẫn ngang nhiên hoạt động

Trí Lâm | 16/08/2016, 17:27

Dù chính quyền Hà Nội đã nhiều lần yêu cầu các nhà hàng du thuyền tại hồ Tây chậm nhất là ngày 20.6 phải di dời, nhưng đến nay, đã gần 1 tháng trôi qua, các nhà hàng nổi vẫn phớt lờ lệnh cấm.

Một trong những nguyên nhân khiến các nhà hàng nổi tại hồ Tây phải di dời là tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Ngay cạnh các nhà hàng nổi, bên nhữngđường Nguyễn Đình Thi, Thanh Niên, Thụy Khuê là cơ man rác thải, bèo, cây dại, cá chết…. khiến nước hồ tại một số điểm chuyển sang màu đen như nước thải.

Rác thải không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước, khiến cá chết, mất mỹquan mà còn gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh bởi mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, nhất là trong những ngày nắng nóng. Nhiều người bán trà đá, tậpthể dục tại công viên gần đó đều phảidạt ra xa trong những ngày nắng nóng bởi không chịu nổi sự ô nhiễm.

Rác thải nhan nhản tại hồ Tây, quanh các nhà hàng du thuyền

Mặt khác, trong buổi làm việc với báo chí vào năm ngoái, ông Phương Văn Vĩnh - Phó trưởng ban Quản lý hồ Tây cho rằngcác du thuyền hoạt động ở hồ Tây đã có từ rất lâu, tình trạng ô nhiễm nguồn nước không chỉ do các du thuyền mà do nước thải sinh hoạt của người dân từ khu vực cống Phan Đình Phùng. Sau này khi dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải hoàn tất, tình trạng này sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, cho đến nay, tình hình vẫn không hề thay đổi.

Theo khảo sátcách đây không lâu của Công ty TNHH một thành viên Hồ Tây, mỗi ngày đêm có khoảng 4.000m3 nước thải công nghiệp và sinh hoạt xả xuống hồ Tây. Trong số lượng nước thải này, hàm lượng amoniacchiếm tới 1,5mg/lít, gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép.

Đây là nguyên nhân chính gây nên sự ô nhiễm hồ Tây suốt nhiều năm qua. Trung bình hằng năm, Xí nghiệp Môi trường Hồ Tây phải nhổ trên 1.900 chiếc cọc bị đóng xuống trái phépvà vớt lên khoảng 800m3 bèo cùng hàng nghìn mét khốirác từ hồ Tây nhưng tình hình vẫn không được trị dứt điểm.

Không chỉ rác thải, cây dại cũng tập trung mọc thành mảng dài

Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng (CECR), Hồ Tây có mức pH quá cao -8,1 -10,2 so với mức pH cho phép.

Theo kết quả điều tra của Phòng Cảnh sát chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an TP.Hà Nội, rất nhiều nhà hàng du thuyền ở đây thiếu các biện pháp bảo vệ môi trường. Nhiều nhà hàng du thuyền xả thải vào nguồn nước lưu lượng từ 5m3/ngày đêm. Cao điểm, lưu lượng còn lên tới 50m3/ngày đêm.

Cảnh sát môi trường cũng thống kê hiện trên hồ Tây có 13 doanh nghiệp với 8 du thuyền, 13 xuồng máy, 10 thuyền chèo tay, 115 vịt đạp nước, 2 tàu thể thao, 16 cầu, sàn… Đáng nói, nhiều doanh nghiệp tại đây hoạt động trái phép nhiều năm qua, khiến dư luận địa phương bức xúc và trở thành nỗi nhức nhối trong công tác bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa.

Trước tình trạng gây ô nhiễm nghiêm trọng từ các tàu thuyền, Sở GTVT Hà Nội cũng như cảnh sát môi trường đã nhiều lần ra quyết định tháo dỡ tàu thuyền kinh doanh trên mặt hồ. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, nhà nổi, du thuyền lại tập trung kinh doanh trở lại và tiếp tục xả rác xuống hồ Tây.

Mới đây, trong cuộc họp liên ngành, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện khẳng định các phương tiện quá hạn sử dụng, không đáp ứng an toàn kỹ thuật thì cơ quan chức năng sẽ yêu cầu doanh nghiệp tự phá dỡ hoặc di chuyển hẳn ra khỏi hồ. Doanh nghiệp nào cố tình không chấp hành sẽ bị tịch thu, bán đấu giá phương tiện.

Tuy nhiên, dù đã quá hạn gần 1 tháng nhưng nhiều nhà hàng nổi vẫn không chấp hành quyết định. Đến thời điểm này mới có duy nhất đơn vị chấp hành di chuyển là Công ty cổ phần Du lịch thương mại Tây Hồ.

Được biếtkhu vực tập kết mới của các nhà hàng nổi là ở đầm Bảy (Nhật Tân). Sở Giao thông vận tải cho biết đã đề xuất 2 phương án để hoàn thiện hạ tầng, xây dựng cầu dẫn tại khu vực đầm Bảy. Phương án thứ nhất là thành phố giao cho quận Tây Hồ ứng vốn ra xây dựng, thứ hai là cho xã hội hóa, doanh nghiệp tự bỏ tiền ra xây dựng.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
một giờ trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phớt lờ lệnh di dời, nhà hàng nổi Hồ Tây vẫn ngang nhiên hoạt động