Lúc Trần Văn Đôn nôn nóng xin cung cấp vũ khí thì Thiệu đã cố gắng viết thư van nài Tổng thống Ford “cho vay nợ vì tự do” (!). Bức thư có đoạn:“ Tôi đề nghị Ngài yêu cầu Quốc hội đồng ý cho chúng tôi vay dài hạn lần cuối cùng số tiền 3 tỉ Mỹ kim được phân chia trong 3 năm và kỳ hạn hoàn trả là 10 năm.  Với mức lãi suất do Quốc hội quyết định”. Thiệu, trong cơn tuyệt vọng, đem cả tài nguyên đất nước ra thế chấp khi quân giải phóng tiến về Sài Gòn...

Phụ lục 8: Lá thư vay 3 tỉ đô la của Nguyễn Văn Thiệu nhằm chặn bước tiến về Sài Gòn

Một Thế Giới | 28/01/2015, 19:29

Lúc Trần Văn Đôn nôn nóng xin cung cấp vũ khí thì Thiệu đã cố gắng viết thư van nài Tổng thống Ford “cho vay nợ vì tự do” (!). Bức thư có đoạn:“ Tôi đề nghị Ngài yêu cầu Quốc hội đồng ý cho chúng tôi vay dài hạn lần cuối cùng số tiền 3 tỉ Mỹ kim được phân chia trong 3 năm và kỳ hạn hoàn trả là 10 năm.  Với mức lãi suất do Quốc hội quyết định”. Thiệu, trong cơn tuyệt vọng, đem cả tài nguyên đất nước ra thế chấp khi quân giải phóng tiến về Sài Gòn...

Phụ lục 7: Vịnh Cam Ranh và ảo ảnh Bắc vĩ tuyến 13
Phụ lục 6: Tình báo dinh Độc Lập vào cuộc thanh toán nội bộ

Biệt động quân vốn được xem là gan lì, thiện chiến, giờ đây đang rút gần về phía sau tuyến phòng ngự Phan Rang khiến các sĩ quan văn phòng hành quân của dinh Độc Lập đặt dấu hỏi. Rõ là tinh thần họ bị lung lay mạnh bởi cuộc tiến quân của “đối phương” diễn ra quá nhanh sau khi chiếm Ngũ Hành Sơn và vượt sông Trà.

Các tướng Nguyễn Vĩnh Nghi (tư lệnh quân khu), Trần Văn Nhựt (Sư đoàn 2), Sang (không quân) và nhiều đại tá chỉ huy các đơn vị quanh Phan Rang phải trình bày và trả lời trong hai tiếng đồng hồ về các nguyên nhân và đề đạt cấp tốc hướng đối phó chiến thuật về Bộ Tổng tham mưu.
Trần Văn Đôn với tư cách Tổng trưởng Quốc phòng ghi chép lại lập tức ý kiến các tướng tá. Trong số đó có 3 điều được ghi trong hồi ký sau này của ông Đôn như sau:

1/ Liên đoàn biệt động quân không thể giữ các địa điểm quan trọng ở các đèo gọi là nút chặn cuộc tiến công được, vì thiếu máy truyền tin nhỏ để các đơn vị liên lạc với nhau.

2/ Pháo binh có 4 khẩu đại bác 105 ly tạm gọi là đủ, đạn còn đủ dùng một thời gian nữa nhưng thiếu ống nhòm để nhắm mục tiêu bắn cho chính xác.

3/ Tôi (Đôn) hỏi không quân có bom CBU (bom hơi ngạt) không, họ nói không có loại đạn đó.
Như vậy, họ đổ lỗi một phần việc “phải rút về phía sau” cho sự thiếu thốn phương tiện giao chiến. Thật nguy hiểm. Quân giải phóng đang tiến về hướng Phan Rang mà các báo cáo nội tình của họ chẳng lạc quan chút nào. Đành lòng mở một “lối thoát”

Trần Văn Đôn bảo tướng Nghi thôi nhắm không giữ nổi Phan Rang thì liệu ngay việc rút lui chiến thuật đi. Nhưng Đôn dặn, nhớ cùng đại tá tỉnh trưởng Ngô Tấn Nghĩa giữ cho được Phan Thiết.

Cắt đặt xong, ông Đôn lên máy bay rời Phan Rang. Trung tướng tư lệnh Quân đoàn III xin cùng về Sài Gòn chung chuyến ấy để bàn định kế hoạch “phòng thủ thủ đô” đang bị đe dọa.
Về Sài Gòn, Đôn cho mời tùy viên quân sự Mỹ là tướng Smith đến văn phòng Bộ Quốc phòng có việc gấp. Tại đó, tướng Smith nghe tường trình ngắn gọn về tình trạng nguy ngập và thiếu thốn khí cụ ở mặt trận và “yêu cầu ông ta tìm cách cung cấp cho tôi (Trần Văn Đôn) những vũ khí, bom CBU, ống nhòm, những phương tiện mà quân đội đang cần”.
Tướng Smith đã khiến cho tất cả thất vọng khi trả lời rằng các kho vũ khí của Mỹ không còn những món mà quân Sài Gòn cần cung cấp. Ông ta hứa sẽ hỏi lại Bộ tư lệnh của Mỹ ở Thái Bình Dương xem. Và lặp lại cơ hồ để Bộ Quốc phòng Sài Gòn đừng quá hy vọng rằng “các kho đạn dược hiện nằm ngoài... Việt Nam”.

Trên đường về. Smith ghé lại văn phòng Tổng Tham mưu trưởng và nói với tướng Cao Văn Viên đại ý là nếu ông Đôn bàn định việc di tản gia đình con cái của ông ta ra nước ngoài như thế nào thì tướng Smith còn có thể lo liệu được, chứ đòi cung cấp khí cụ thì khó lắm. Trong bối cảnh lúc bây giờ tìm cách tác động để Mỹ “rót viện trợ” khẩn cấp là ngoài tầm tay tướng Smith. Huống gì Quốc hội Mỹ không muốn can dự vào những cố gắng quân sự của Sài Gòn, khẩu hiệu mới của nghị sĩ và dân biểu Mỹ là “còn viện trợ, còn đổ máu”.

Lúc Trần Văn Đôn nôn nóng xin cung cấp vũ khí, phương tiện một cách muộn màng thì Thiệu đã cố gắng lần cuối trước khi từ chức, viết thư van nài Tổng thống Ford “cho vay nợ vì tự do” (!). Bức thư được cố vấn của Thiệu đưa ra sau ngày 30/ 4 tại Mỹ, có đoạn:
 

“Thưa Ngài Tổng thống,

Tôi đề nghị Ngài yêu cầu Quốc hội (Mỹ) đồng ý cho chúng tôi vay dài hạn lần cuối cùng số tiền 3 tỉ Mỹ kim được phân chia trong 3 năm và kỳ hạn hoàn trả là 10 năm, với mức lãi suất do Quốc hội quyết định”.

Thiệu, trong cơn tuyệt vọng, đem cả tài nguyên đất nước ra thế chấp:

“Tiềm năng về dầu hỏa và nguồn lợi về nông nghiệp của chúng tôi sẽ thế chấp cho món nợ này. Số tiền vay này được gọi là “Freedom Loan”, số tiền này sẽ cho phép chúng tôi một cơ hội để được tồn tại (...). Trong giờ phút vô cùng khẩn thiết này, chúng tôi mong muốn Ngài thúc giục Quốc hội xem xét dễ dàng và cấp bách lời yêu cầu được vay “số tiền vì tự do” nêu trên của chúng tôi. Đây là hành động cầu xin cuối cùng mà chúng tôi, một người bạn đồng minh, gửi đến nhân dân Mỹ. Kính chào, Nguyễn Văn Thiệu”.

Thiệu giao bản thảo bức thư cho cố vấn của mình là TS Nguyễn Tiến Hưng mang sang Washington để vận động hậu thuẫn cho kế hoạch “vay tiền” của Thiệu.
Trước khi lên đường, Hưng điện cho đại sứ Martin ở nhà riêng thông báo về chuyến đi và cho biết ông Thiệu đang muốn “ngăn chặn” sự phủ quyết của Quốc hội Mỹ và phái Hưng vận động vay 3 tỉ đô la, rồi hỏi liệu có cơ may thành sự không?
Martin trả lời “có thể được” bằng một giọng điệu “êm ái” nhưng không che giấu được “sự hững hờ lạnh nhạt vì dường như ông ta đang bận rộn với việc khác”.

Hưng thuật lại như vậy. Và bảo trong cuộc điện đàm, lần đầu tiên đại sứ Martin dùng chữ "Tổng thống của các ông” chứ không phải “tổng thống” hoặc “tổng thống Thiệu” như trước đây. Mấy tiếng “của các ông” đầy dự cảm không hay...

Ngày 18/4, sau khi qua Mỹ, TS Hưng định đến Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) để thu âm buổi phỏng vấn quanh kế hoạch “vay tiền vì tự do”. Hưng nghĩ điều đó sẽ khích lệ phần nào tinh thần quân đội Sài Gòn khi nghe đài VOA, hy vọng còn nhận được viện trợ.
Nhưng vài phút trước khi đi, mọi dự định thảy đều tan vỡ vì Đài phát thanh Hoa Kỳ đưa tin Quốc hội biểu quyết từ chối viện trợ, Kissinger tuyên bố “Việc bàn luận về Việt Nam đã chấm dứt” và điều quan tâm của Mỹ lúc bây giờ là rút người của họ về nước.
Ngay đêm hôm sau 19/4, Phan Thiết mất, Tuyến phòng thủ Sài Gòn từ xa bị đập tan. Đường “tiến về Sài Gòn” rộng mở. Hai ngày sau 21.4, Thiệu xuất hiện trên truyền hình suốt 3 giờ đồng hồ tuyên bố từ chức. Thiệu trách móc Mỹ bằng những lời cay cú công khai như:
“Các ông đã tìm đường rút lui trong danh dự. Hiện nay khi quân đội chúng tôi thiếu vũ khí, đạn dược, máy bay trực thăng, máy bay B.52, các ông đòi hỏi chúng tôi làm một điều không thể làm được giống như dùng đá lấp biển, giống như các ông đưa tôi chỉ có 3 đô la mà thúc giục chúng tôi đi bằng máy bay, ghế hạng nhất, mướn phòng 300 đô la một ngày ở khách sạn, ăn ba hay bốn miếng bít-tết và uống bảy tám ly rượu Tây một bữa. Đấy là điều kỳ quặc không bao giờ làm được...”.
Trong lúc Thiệu còn than thở về những điều “không bao giờ làm được” thì phòng tuyến Xuân Lộc đã vỡ, quân Sài Gòn rút chạy đêm 20/4 về phía Rừng Lá, bỏ ngỏ một cánh cửa then chốt tiến về Sài Gòn. (Còn nữa)

Mai Nguyễn 
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phụ lục 8: Lá thư vay 3 tỉ đô la của Nguyễn Văn Thiệu nhằm chặn bước tiến về Sài Gòn