Các nhà ngoại giao phương Tây cáo buộc Nga và chính phủ Syria không cho đoàn thanh sát của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) đến thành phố Douma, nơi diễn ra vụ tấn công hóa học làm chết 70 người dân Syria.

Phương Tây cáo buộc Nga-Syria cản trở điều tra hiện trường tấn công hóa học

Trần Trí | 17/04/2018, 15:06

Các nhà ngoại giao phương Tây cáo buộc Nga và chính phủ Syria không cho đoàn thanh sát của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) đến thành phố Douma, nơi diễn ra vụ tấn công hóa học làm chết 70 người dân Syria.

Dù Nga-Syria phủ nhận, Mỹ-Anh đã cáo buộc chính quyền Tổng thống Bashar Al-Assad sử dụng vũ khí hóa học (VKHH) chống lại thường dân ở thành phố Douma thuộckhu ngoại ô Đông Ghoutacủa thủ đô Damascus (Syria) ngày 7.4.

Vụ này đến việc liên quân Mỹ-Anh-Pháp mở đợt không kích tấn công 3 cơ sở sản xuất và cất giấu vũ khí hóa học của Syriangày 14.4, nhằm gởi thông điệp mạnh mẽ rằng Syria chớ nên tái sử dụng VKHH. Phương Tây nói mục tiêu không kích không phải can thiệp vào cuộc nội chiến hoặc để lật đổ ông Assad.

Cuộc không kích này không làm thay đổi cán cân chiến lược, cũng không làm giảm được ưu thế tối thượng của Tổng thống Assad có Nga ủng hộ. Nhưng Nga trước sau như một tuyên bố cuộc không kích là nỗ lực nhằm xóa dấu vết thủ phạm của vụ tấn công hóa học.

Cuối ngày 16.4 qua, đài truyền hình nhà nước Syria và cơ quan báo chí của tổ chức vũ trang Hezbollah (thân Iran) tuyên bố phòng không Syria đã bắn hạ 3 tên lửa phóng xuống căn cứ không quânShayrat ở tỉnh Homs.

Lầu Năm Góc tuyên bố không có hành động quân sự Mỹ ở khu vực này. Người phát ngôn quân đội Israel từ chối bình luận.

Ngày 7.4.2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh phóng 59 quả tên lửa hành trình “Búa” Tomahawk xuống căn cứ Shayrat, với lý do máy bay Syria cất cánh từ căn cứ này để thực hiện vụ phun chất độc thần kinh Sarin ngày 4.4.2017.

Sau này, đoàn thanh sát chung OPCW-LHQ kết luận: không quân Syria cất cánh từ căn cứ trên,phun chất độc Sarin giết chết gần 100 người ở thành phốKhan Sheikhoun.

Mỹ-Anh cáo buộc Nga-Syria cản trở đoàn thanh sát OCPW

Một quan chức quân sự Nga nói đoàn thanh sát OPCW có thể đến Douma trong ngày 17.4 đểtìm chứng cứ, phỏng vấn các nhân chứng, lấy mẫu chất độc để xác minh.

Đoànthanh sát OPCW đã đến Syria, gặp Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Mekdad trước sự hiện diện của quan chức Nga và một quan chức an ninh Syria, trong khoảng 3 giờ hôm 15.4.

Việc đoàn thanh sát đến Douma trùng tuyên bố của quân đội Syria: “đã dọn quang” khu vực Đông Ghouta, sau hai tháng tấn công làm chết 2.000 người dân. Khu vựcnày từng do quân nổi dậy kiểm soát và bị bao vây, trước khi họ đầu hàng và rời khỏi Douma, để quân đội Syria cùng cảnh sát quân sự Nga tái chiếm.

Nhưng theo Reuters biết được từ thông tin cuộc họp kín của OPCW hôm 16.4 tuồn ra ngoài, tổng giám đốc OPCW Ahmet nói Nga-Syria viện lý do “vấn đề an ninh”trước khi đoàn thanh sát có thể đến hiện trường vụ tấn công.

Ông cho biết thêm: chính quyền Syria chỉ cử 22 người làm nhân chứng trả lời phỏng vấn, đồng thời hy vọng “tất cả những thu xếp cần thiết sẽ được thực hiện... để cho phép đoàn thanh sát càng sớm đến Douma càng tốt”.

Các quan chức quân sự Nga đã đến hiện trường ở Douma vài ngày trước khi đoàn thanh sát đến Damascus. Đại sứ Mỹ tại OPCW Kenneth Ward nói: “Chúng tôi được biết người Nga đã thăm hiện trường. Lo ngại của chúng tôi là họ có thể xóa chứng cứ, nhằm đẩy lui nỗ lực điều tra của đoàn tìm kiếm sự thật của OPCW”.

Phát biểu trước Quốc hội Anh hôm 16.4, Thủ tướng Theresa May cáo buộc Nga-Syria cản trở cuộc điều tra, nhằm che giấu chứng cứ vụ tấn công: “Chính phủ Syria toan tính giấu chứng cứ, bằng cách tìm người trốn khỏi Douma, nhằm bảo đảm mẫu xét nghiệm không bị đưa ra khỏi khu vực, và một hoạt động lớn hơn nhằm giấu chứng cứ vụ tấn công đã diễn ra, có sự hỗ trợ của người Nga”.

Đại sứ Anh tại Hà Lan Peter Wilson viết Twitter, khẳng định LHQ đã cấp giấy phép cho đoàn thanh sát, nhưng họ không thể đến Douma, vì Nga-Syria “bắt tay nhau” cố tình trì hoãn cuộc thanh sát: “Nga-Syria chưa cho tiếp cận Douma. Nga-Syia phải hợp tác. Đã đến lúc toàn thể thành viên hội đồng này đoàn kết. Nhiều thành viên trốn tránh trách nhiệm của một thành viên hội đồng. Việc không thể tìm ra thủ phạm sẽ chỉ càng khiến Syria tự đắc và tiếp tục sử dụng VKHH”.

Nhưng Ngoại trưởng NgaSergei Lavrov phủ nhận chuyện tác động tới hiện trường điều tra, khi ông trả lời phỏng vấn của BBC: "Tôi có thể khẳng định Nga không hề làm xáo trộn hiện trường điều tra”. Ông nhắc lại quan điểm của Nga là bất kỳ vụ tấn công nào ở Douma đều là “dàn dựng” để bôi bác chế độ Syria và uy tín Nga.

Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao NgaSergei Ryabkov nói các thanh sát viên không thể đến hiện trường, vì họ chưa được LHQ cho phép. Đáp lại, LHQ nói đã cung cấp giấy phép cho đoàn tìm hiểu sự thật.

Điện Kremlin khẳng định những cáo buộc là "vô căn cứ", nhấn mạnh chính Nga mong muốn cuộc điều tra được tiến hành. Người phát ngôn Dmitry Peskov nói: “Chúng tôi kêu gọi một cuộc điều tra khách quan, ngay từ khi xuất hiện thông tin về cuộc tấn công này. Vì thế, những cáo buộc Nga là vô căn cứ”.

Chúng tôi hy vọng khi Mỹ đã giải quyết xong các vấn đề trong nước, một vài cuộc đối thoại hay liên lạc giữa Nga và Mỹ sẽ được bắt đầu bất chấp các tổn hại trong quan hệ song phương gần đây do Washington chủ xướng".

OPCW không thể điểm mặt thủ phạm, chỉ có thể xác nhận đã có tấn công bằng VKHH hay không

OPCW cần 2/3 số phiếu thuận trong các quyết định, và đối mặt với sự đe dọa bị suy yếu mạnh, vào lúc Nga và phương Tây đấu đá. Tháng 11.2017, Nga dùng quyền phủ quyết ở Hội đồng bảo an LHQ, buộc OPCW chỉ có thể tuyên bố đã xảy ra chuyện sử dụng VKHH, chứ không thể chỉ ra đối tượng sử dụng.

Nga cũng đang thách thức cuộc điều tra của OPCW, về vụ chất độc thần kinh đã được tìm thấy trong vụ đâu độc cha con cựu điệp viên phản Nga Sergei Skripal ở thành phố Salisbury (Anh) ngày 4.3.

Các nước phương Tây đang thúc đẩy OPCW (trụ sở ở Hà Lan) và LHQ để có sự ủng hộ ngoại giao cho sự ngăn chặn việc sử dụng VKHH ở Syria. Có sự nghi ngờ Syria từng lừa đoàn thanh sát khi tuyên bố đã tiêu hủy và đóng cửa kho VKHH.

Syria từng gia nhập OPCW năm 2013, là kết quả thỏa thuận Nga-Mỹ đã giúp tránh được một hành động quân sự mà Tổng thống Mỹ Barack Obama từng tuyên bố rằng “Syria vượt lằn ranh đỏ trên cát”, sau vụ Syria tấn công bằng khí độc Sarin-làm chết hàng trăm dân thường ở Ghouta.

Bích Ngọc (theo Reuters, Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phương Tây cáo buộc Nga-Syria cản trở điều tra hiện trường tấn công hóa học