Tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2018 (WEF), lãnh đạo một ngân hàng lớn của Nga tuyên bố: các nước phương Tây đang tiến hành “chiến tranh kinh tế” chống Nga để thay đổi chế độ ở xứ sở bạch dương.

Phương Tây đánh kinh tế Nga để 'giật sập' Điện Kremlin?

Trần Trí | 25/01/2018, 14:17

Tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2018 (WEF), lãnh đạo một ngân hàng lớn của Nga tuyên bố: các nước phương Tây đang tiến hành “chiến tranh kinh tế” chống Nga để thay đổi chế độ ở xứ sở bạch dương.

Hãng tin nhà nước Nga RIA Novosti ngày 24.1 dẫn lời tổng giám đốc ngân hàng VTB Andrei Kostin: “Tôi cho rằng họ muốn tăng sức ép lên Nga, với sự giúp đỡ của những lệnh trừng phạt để Nga phải thay đổi chế độ và thay đổi ngôi tổng thống cho ai đó thích hợp với họ”.

Mỹ đổ dầu vào lửa khi tuyên chiến với Nga

Theo báo Moscow Times, các doanh nhân Nga đang chờ Bộ Tài chính Mỹ trình một báo cáo với Quốc hội Mỹ, qua đó có thể công bố “danh sách đen” trừng phạt những doanh nhân Nga có quan hệ thân cận với Điện Kremlin.

Theo báo Financial Times, ông Kostin là một người thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin, và một số doanh nhân Nga là các “cá thể ăn theo Putin”, là những người đang sốt ruột chờ Mỹ công bố “danh sách đen” vào ngày 29.1 tới.

“Danh sách đen” có thể làm nền tảng cho những biện pháp trừng phạt mới nhắm vào các công ty và cá nhân Nga (có thể áp dụng từ tháng 2 tới) với lý do Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.

Dù quan điểm chính thức của Moscow là những lệnh trừng phạt của phương Tây chỉ có tác dụng hạn chế với kinh tế Nga, ông Kostin mô tả các đợt cấm vận là “tấn công tổng lực vào Nga, vào xã hội Nga. Đấy là một cuộc chiến tranh kinh tế. Và tôi nói nghiêm túc là chúng ta cũng phải xem đấy là một điều quan trọng”.

Ông Kostin thừa nhận: “Chúng tôi không biết gì nhiều về đợt trừng phạt mới, nên phải chờ đến tuần tới xem Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố các biện pháp gì”.

Tại WEF, ông Kostin cũng trả lời phỏng vấn của trang Bloomberg, nói bất kỳ sự cấm vận các ngân hàng cho vay của Nga cũng là “tiến hành chiến tranh kinh tế”, với mục đích gây sức ép lên cả chính trị lẫn kinh tế Nga.

Ông Kostin nói: “Tôi không hiểu vì sao Đại sứ Nga vẫn còn làm việc ở Washington, hoặc tại sao Đại sứ Mỹ có thể tắm lạnh ở Moscow. Tôi nghĩ tình hình đang còn tệ hơn thời Chiến tranh Lạnh và rất nguy hiểm. Tôi cũng nghĩ Mỹ đang chơi với lửa, vì quan hệ Nga - Mỹ đang từ xấu xuống tới mức tệ hại và chúng tôi không phải chịu trách nhiệm về điều này”.

Ông Kostin nói: “Tôi không quan tâm nhiều đến sự trừng phạt những cá nhân Nga, gồm cả tôi, vì đó là một cách làm ít ác nhất”. Theo Luật Magnitsky của Mỹ, ông Kostin không được đến Mỹ, không được mở tài khoản ngân hàng ở Mỹ.

Theo báo Financial Times, ông Kostin cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự ngày càng lớn ở châu Âu, và những lệnh trừng phạt mới chống lại Nga của Mỹ sẽ giống như là “tuyên chiến”.

Vị tổng giám đốc VTB nói ông lo ngại về “một cuộc chạy đua vũ trang mới đầy nguy hiểm” ở châu Âu và nó có thể gây ra tai họa: “Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của cuộc chạy đua này. NATO đang đòi thêm vũ khí và phát tán thêm vũ khí ở châu Âu và chắc chắn Nga sẽ có biện pháp trả đũa. Thế thì ai sẽ hưởng lợi ? Chỉ có những ông tướng và người sản xuất vũ khí hưởng lợi. Mỹ nói châu Âu cần trả thêm tiền mua vũ khí. Ai cần? Rất nguy hiểm”.

Ông Kostin cảnh báo cuộc chạy đua vũ trang có thể gây ra nhiều nguy hiểm, có thể không dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân, nhưng nó sẽ “giết chết quan hệ giữa Nga với phương Tây”.

Biện pháp đề phòng của Nga

Ngân hàng VTB của ông Kostin là ngân hàng lớn thứ nhì ở Nga. Ông Kostin nói những trừng phạt mới đối với các ngân hàng Nga sẽ càng đẩy quan hệ Nga - Mỹ xuống thấpnhất, sau khi hai nước bất đồng về chuyện Syria, Ukraine, thậm chí những thỏa thuận kiểm soát vũ khí đã ký từ hàng chục năm trước.

Theo Bloomberg, việc các công ty Nga bị Mỹ đưa vào “danh sách đen” sẽ không tự động kích hoạt những dạng trừng phạt đã “giáng” xuống những quan chức và công ty nhà nước Nga. Nhưng viễn cảnh bị đưa vào danh sách này khiến giới quyền thế Nga sốt ruột, và đã có những tính toán để tránh bị trừng phạt.

Tuần trước, Nga quyết chuyển 10 ngân hàng hàng đầu (vừa được quốc hữu hóa) thành những nhà cho vay chính của công nghiệp quốc phòng, từ đó hạn chế vai trò của những ngân hàng nhà nước lớn (như VTB và Sberbank PJSC) khỏi những hoạt động làm ăn nhạy cảm, và có thể tách các ngân hàng này khỏi đợt trừng phạt mới.

VTB và Sberbank là hai ngân hàng lớn nhất Nga, với chính phủ Nga giữ đa số cổ phần. Họ đều lo ngại Mỹ có thể cắt họ khỏi hệ thống chi trả liên ngân hàng quốc tế SWIFT.

VTB đã bị hạn chế huy động vốn từ năm 2014, sau khi Nga sáp nhập Crimea. Nay, đợt trừng phạt mới có thể cắt họ không thể tiếp cận hệ thống tài chính Mỹ, và Mỹ có thể kê biên tài sản của VTBở Mỹ.

Ông Kostin dự WEF lần thứ 23, nói ông sẽ dự nghe phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump (vào ngày cuối của WEF, 26.1) với hy vọng ông Trump sẽ giảm giọng chống toàn cầu hóa, trong khi báo chí Mỹ nói ông Trump sẽ đề cao chính sách “Nước Mỹ trên hết”.

Vĩnh Thụy (theo Moscow Times, Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phương Tây đánh kinh tế Nga để 'giật sập' Điện Kremlin?