Tân Hoa Xã ngày 27.6 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tố cáo lính biên phòng Ấn Độ xâm nhập lãnh thổ Trung Quốc. Vụ xâm phạm này bắt đầu từ bang Sikkim (đông bắc Ấn) có chung biên giới với Tây Tạng.
Ông Cảnh Sảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung nói lính biên phòng Ấn Độ "cản trở hoạt động bình thường" của lực lượng biên phòng Trung Quốc, và kêu gọi Ấn Độ rút quân lập tức.
Ông Cảnh Sảng còn kêu gọi Ấn Độ tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, tôn trọng các thỏa thuận biên giới mà hai nước đã ký.
Trước đó ngày 26.6, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cáo buộc quân đội Ấn Độ gây căng thẳng dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC) ở bang Sikkim.
PLA giải thích lính biên phòng Trung Quốc đang xây dựng đường sá ở bên lãnh thổ Trung Quốc, nhưng lính Ấn Độ cản trở, tức là vi phạm hoạt động chủ quyền của Trung Quốc và Ấn Độ không có quyền can thiệp vào hoạt động này.
PLA khẳng định Trung Quốc quyết tâm phát triển quan hệ song phương với Ấn Độ, nhưng cũng kiên quyết bảo vệ quyền lợi quốc gia. PLA cũng nói Ấn Độ “đơn phương khiêu khích”.
LAC là biên giới dài 4.000 mà Ấn-Trung cùng chia sẻ ở các khu vực mà cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền.
LAC ở Sikkim là nơi mà quân đội Ấn-Trung dính líu một vụ đối đầu căng thẳng hồi đầu tháng 6.Khi ấy, hãng tin Press of India (PTI) đưa tin binh lính hai bên đánh nhau ở gần khu vực Doka La, trước khi quân nhân PLA phá hoại các công sự của Ấn Độ.
Hồi tháng 11.2008, Trung Quốc cũng phá những công sự dã chiến của quân đội Ấn Độ ở khu vực này.
Đầu năm 2017, trực thăng Trung Quốc bay vào không phận Ấn Độ ở vùng Uttarakhand, theo PTI.
Vụ xung đột xảy ra đúng lúc Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lần đầu tiên thăm Nhà Trắng ngày 24.6, và Ấn đang đàm phán mua máy bay do thám không người lái của Mỹ, cùng việc ông Modi với Tổng thống Donald Trump tái khẳng định quan hệ chiến lược Mỹ-Ấn, đã làm Bắc Kinh khó chịu.
Trung Quốc đã quyết định tạm ngưng các cuộc hành hung ở khu Nathu La vốn nằm sát biên giới bang Sikkim với Tây Tạng. Nathu La kết nối Ấn Độ với các điểm hành hương của tín đồ Phật giáo và đạo Hindu tại khu vực này. Đây cũng là vùng chiến sự khốc liệt giữa quân đội Trung Quốc với quân đội Ấn Độ năm 1967.
Quan hệ Ấn-Trung lâu nay lạnh lẽo, là hậu quả của việc tranh chấp lãnh thổ, cùng việc Bắc Kinh hỗ trợ Pakistan, điều khiến lãnh đạo Ấn Độ từ chối tham dự hội nghị thượng đỉnh "Một Vành Đai, Một Con Đường" do Trung Quốc hồi tháng 5, nhằm tăng cường quan hệ chính trị-kinh tế trong khu vực.
Từ hàng chục năm qua, Ấn-Trung tranh chấp biên giới Hymalaya và cùng có những tham vọng địa- chính trị. Hai bên cũng từng có cuộc chiến tranh đẫm máu nhưng ngắn ngày năm 1966
Trung Trực (theo Reuters)