Quân đội Ấn Độ dự kiến sẽ tăng cường nhập khẩu tên lửa từ nước ngoài thay thế cho các hệ thống tự chế tạo trong nước kém hiệu quả và có khả năng chiến đấu thấp, bất chấp những nỗ lực của chính phủ trong việc thúc đẩy sản xuất trong nước.

Quân đội Ấn Độ từ bỏ tên lửa 'cây nhà lá vườn'

Hàn Giang | 08/05/2016, 07:54

Quân đội Ấn Độ dự kiến sẽ tăng cường nhập khẩu tên lửa từ nước ngoài thay thế cho các hệ thống tự chế tạo trong nước kém hiệu quả và có khả năng chiến đấu thấp, bất chấp những nỗ lực của chính phủ trong việc thúc đẩy sản xuất trong nước.

Một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, quân đội nước này sẽ thay thế các hệ thống tên lửa được chế tạo trong nước bằng những tên lửa mua từ nước ngoài.

“Có những vấn đề kỹ thuật và công nghệ trong hệ thống tên lửa Akash của Ấn Độ, do đó quân đội đang xem xét một số tên lửa từ các nước khác. Các hệ thống của Israel, Nga và Thụy Điển đều có những ưu điểm riêng so với Akash”, quan chức này nói vớiNikkei Asian Review.

Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Vũ khí (R&D) của Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã tập trung chế tạo hệ thống tên lửa đất đối không Akash trong 3 thập kỷ qua, với mục tiêu cung cấp một hệ thống tên lửa hàng đầu cho bộ binh, hải quân và không quân. Quân đội Ấn Độ cũng có kế hoạch thành lập các đơn vị tên lửa trị giá khoảng 250 tỉrupee (3,75 tỉUSD), và dự định mua nhiều hơn để triển khai cho 6 trung đoàn tên lửa dọc theo biên giới Pakistan và Trung Quốc.

Tuy nhiên, quân đội Ấn Độ sau đó tuyên bố sẽ không mua thêm bất kỳ hệ thống Akash nào, khi cho rằng hệ thống tên lửa “cây nhà lá vườn” của nước này mất đến 9 giây để bắn. Trong khi đó, hệ thống Spyder của Isreal chỉ mất khoảng 4-5 giây để tiêu diệt các mục tiêu trong tầm ngắm.

Thời gian bắn kéo dài khiến Akash không đủ khả năng đánh chặn các mục tiêu ở biên giới, khi đối phương bất ngờ tấn công quốc gia Nam Á này. Ngoài ra, việc thiếu các công nghệ dẫn đường tiên tiến cũng là một hạn chế của Akash, buộc quân đội phải cân nhắc lại kế hoạch của mình.

Các cuộc đàm phán hợp đồng liên quan đến hệ thống tên lửa Spyder với Israel sẽ nhanh chóng bắt đầu, một quan chức khẳng định. Tuy nhiên, quân đội Ấn Độ dự định thương lượng với Israel để giảm giá Spyder xuống ngang bằng với giá của Akash.

Chuyên gia phân tích an ninh Rajeev Sharma cho rằng R&D không đủ khả năng để phát triển các công nghệ quân sự tinh vi và hiện đại hơn. Hệ thống Akash nhiều khả năng sẽ có kết cục tương tự xe tăng Arjun, một sản phẩm của Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO). DRDO đã đầu tư phát triển xe tăng Arjun trong 20 năm, nhưng không có bất cứ quốc gia nào đồng ý mua và sử dụng các xe tăng do Ấn Độ sản xuất do sự yếu kém trong quá trình chiến đấu.

Pakistan và Trung Quốc hiện đang trong một cuộc chạy đua vũ trang với Ấn Độ kéo dài nhiều năm qua. Pakistan đã tăng cường lực lượng không quân bằng cách sử dụng các máy bay chiến đấu JF-17 được chế tạo cùng với Trung Quốc, đồng thời mua thêm một số máy bay phản lực F-16 của tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin.

Hàn Giang(theo Nikkei Asian Review)

Ảnh: Hệ thống tên lửa Akash của Ấn Độ.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quân đội Ấn Độ từ bỏ tên lửa 'cây nhà lá vườn'