Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin đơn vị quân đội nước này đóng tại Tây Tạng vừa tổ chức một cuộc tập trận xâm nhập nhằm kiểm tra năng lực sẵn sàng tác chiến trong đêm với điều kiện khắc nghiệt.

Quân đội Trung Quốc tập trận giữa lúc căng thẳng với Ấn Độ leo thang

04/06/2020, 10:57

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin đơn vị quân đội nước này đóng tại Tây Tạng vừa tổ chức một cuộc tập trận xâm nhập nhằm kiểm tra năng lực sẵn sàng tác chiến trong đêm với điều kiện khắc nghiệt.

Quân đội Trung Quốc tập trận trong đêm - Ảnh: Handout

Tập trận bắt đầu bằng tình huống lực lượng do thám xác định mục tiêu ở dãy núi Tanggula độ cao 4.700 mét mà không bị máy bay trinh sát không người lái của “kẻ địch” phát hiện. Binh sĩ dùng máy bay không người lái thả chất nổ, sóng phóng lựu và pháo tiêu diệt căn cứ địch.

Hoạt động trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng biên giới Trung - Ấn leo thang bởi cuộc ẩu đả quy mô lớn giữa binh sĩ hai nước đầu tháng 5. Đây là xung đột nghiêm trọng đầu tiên kể từ sự kiện cao nguyên Doklam năm 2017 đến nay.

Sau cuộc ẩu đả, hai nước không đưa ra phát ngôn quá mạnh mẽ nhưng đều gửi hàng nghìn quân tiếp viện cùng khí tài đến biên giới.

Chuyên gia quân sự Tống Trung Bình (Hồng Kông) nhận định vì căng thẳng với Ấn Độ, quân đội Trung Quốc chắc chắc sẽ tăng cường tập trận chiến đấu trong đêm với điều kiện khắc nghiệt.

“Bất kể có hay không có căng thẳng thì Trung Quốc cũng phải huấn luyện binh sĩ và chuẩn bị cho tình huống chiến tranh. Cải thiện năng lực tác chiến ở vùng núi cao, trong mọi điều kiện thời tiết vô cùng cấp bách”, theo chuyên gia Tống.

Một nguồn tin quân sự Trung Quốc giấu tên lại đánh giá việc sử dụng máy bay không người lái thả chất nổ rất nguy hiểm, vì cao nguyên Tây Tạng luôn có gió lớn sẽ thổi rớt máy bay, thậm chí tự giết chết quân mình nếu gió thổi ngược.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
36 phút trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quân đội Trung Quốc tập trận giữa lúc căng thẳng với Ấn Độ leo thang