Ngày 18.7, quân ly khai đông Ukraine tuyên bố lập quốc gia mới "Tiểu Nga", gồm toàn bộ Ukraine chứ không riêng phần đất họ kiểm soát ở miền đông nước này.

Quân ly khai đông Ukraine lập quốc gia mới ‘Tiểu Nga’

Trần Trí | 18/07/2017, 21:48

Ngày 18.7, quân ly khai đông Ukraine tuyên bố lập quốc gia mới "Tiểu Nga", gồm toàn bộ Ukraine chứ không riêng phần đất họ kiểm soát ở miền đông nước này.

Alexander Zakharchenko, thủ lĩnh ly khai ở Donetsk, tuyên bố trên đài truyền hình Nga: Quân ly khai ở Donetsk và Luhansk cùng các đại diện các khu vực khác ở Ukraine sẽ lập quốc gia mới có tên Malorossiya, một cái tên thời Sa hoàng cónghĩa Tiểu Nga, lấy thành phố Donestk là thủ đô, trong khi thủ đô Kiev của Ukraine bị đẩy xuống thành “một trung tâm lịch sử và văn hóa”.

Đa phần khu vực hiện có của Ukraine được cho là thuộc "Tiểu Nga", vì chúng từng thuộc Đế chế Nga.Ông Zakharchenko nói "quốc gia mới"đang soạn một bản hiến pháp để sau đó người dân bỏ phiếu.

Theo hãng thông tấn TASS (Nga), ông Zakharchenko nói: “Chúng tôi là đại diện các vùng của Ukraine cũ, ngoại trừ Crimea, tuyên bố việc thành lập một quốc gia mới là thừa kế từ Ukraine”.

Tuyên bố bất ngờ của quân ly khai ở "Cộng hòa nhân dân Donetsk"càng làm nghi ngờ thỏa thuận ngưng bắn năm 2015, được cho là để ngưng đánh nhau giữa quân đội chính phủ Tổng thống Petro Poroshenko với quân ly khai ở khu công nghiệp Ukraine này.

Dù quân ly khai ở miền đông Ukraine có được thiện cảm ở những vùng khác, họ không tính chiếm thêm đất ở đó, cũng không có đại diện chính trị.

Một số quân ly khai nói cũng bị bất ngờ, nói họ không có ý định tham gia "quốc gia mới". Lãnh đạo phe ly khai ở "Cộng hòa nhân dân Luhansk"khẳng định họ không tham gia thỏa thuận lập "quốc gia mới".

Trang web địa phương là Trung tâm thông tin Luhanks dẫn lời thủ lĩnh ly khai Vladimir Degtyarenko nói rằnghọ không được thông báo kế hoạch lập "quốc gia mới”.

Theo AP, hơn 10.000 người đã chết trong cuộc chiến tranh ở đông Ukrainetừ khi quân ly khai có Nga "chống lưng"nắm quyền kiểm soát các vùng Donetsk và Luhansk hồi tháng 4.2014, sau khi Nga sáp nhập Crimea.

Ban đầu quân ly khai tính chuyện sáp nhập vào Nga, nhưng Điện Kremlin không sáp nhập đông Ukraine, không công khai ủng hộ quân sự cho quân ly khai.

Ngày 18.7, Tổng thống Ukraine cáo buộc Nga "cầm tay chỉ đạo"phe ly khai ra tuyên bố lập “Tiểu Nga”. Ông nói họ là "bù nhìn chỉ biết phát thông điệp nhận từ Nga”.

Ông Poroshenko còn nói Ukraine tuân thủ thỏa thuận hòa bình Minks 2015, hứaphục hồi quyền kiểm soát đông Ukraine và Crimea.

Thỏa thuận 2015 do Pháp, Đức, Nga và Ukraine đạt được tại thủ đô Belarus, gồm lộ trình chấm dứt nội chiến giữa quân chính phủ Ukraine với phe ly khai. Hai bên đồng ý phe ly khai trả lại các vùng đã chiếm cho Kiev, trong khi Ukraine cho phép miền đông bầu cử địa phương và có quyền tự trị.

Quân ly khai ở Luhansk nhấn mạnh họ tiếp tục tuân thủ Thỏa thuận Minks, nhưng đại diện ly khai ở Donetsk nói việc lập quốc gia mới không mâu thuẫn với thỏa thuận này.

Yevgen Marchuk, đặc sứ Ukraine trong đàm phán hòa bình với quân ly khai, nói tuyên bố lập "quốc gia mới"của phe ly khai - một ngày trước vòng đàm phán mới ở Minsk - “có thể hoàn toàn phá tan cuộc đàm phán”.

Nhà phân tích chính trị Volodymyr Fesenko ở Kiev cho rằng Điện Kremlin kích động phe ly khai lập “Tiểu Nga”có lẽ để hù dọa phương tây về khả năng Ukraine bị tan vỡ.Ông Fesenko nói: “Điện Kremlin không muốn trả khối uác tính này vào cơ thể Ukraine”.

Hiện Nga chưa bình luận về việc này. AP khẳng định đã có tài liệu chứng minh Moscow "chống lưng"quân ly khai ở đông Ukraine bằng tiền, vũ khí và binh lính. Tuy nhiên điện Kremlin bác bỏ thông tin quân Nga chiến đấu cùng quân ly khai.

Ngoại trưởng Ukraine, ông Pavlo Klimkin nhanh chóng gọi “Tiểu Nga” là "trò diễn của các bậc thầy dựng bù nhìn ở Kremlin”, và ông thề “chúng tôi cùng các đối tác sẽ không cho phép chuyện này xảy ra”.

Bộ Ngoại giao Pháp đề nghị Nga "lên án"tuyên bố lập quốc của phe ly khai, nói đó là "sựvi phạm thỏa thuận hòa bình", và "Nga cần tăng nỗ lực kết thúccuộc xung đột này".

Bích Ngọc (theo AP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Với 475/475 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, thông qua Nghị quyết, Quốc hội đã bầu ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội, làm Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quân ly khai đông Ukraine lập quốc gia mới ‘Tiểu Nga’