Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, các công ty khai thác titan trên địa bàn các xã Sen Thủy, Ngư Thủy Nam đã có nhiều thời gian trồng lại rừng sau khi khai thác titan và đưa lại hiệu quả tích cực. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Lê Minh Ngân nói “ghi nhận và đánh giá cao trong việc thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường, đảm bảo kế hoạch cải tạo, đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.

Quảng Bình: Rừng xanh sau khai thác titan, vì sao?

Quốc Nam | 12/06/2018, 09:35

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, các công ty khai thác titan trên địa bàn các xã Sen Thủy, Ngư Thủy Nam đã có nhiều thời gian trồng lại rừng sau khi khai thác titan và đưa lại hiệu quả tích cực. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Lê Minh Ngân nói “ghi nhận và đánh giá cao trong việc thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường, đảm bảo kế hoạch cải tạo, đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.

Clip rừng 3-5 tuổi sau khai thác titan tại Lệ Thủy, Quảng Bình

Ông Trần Phong, Giám đốc Sở TNMT cho biết, cơ quan chuyên môn về môi trường luôn kiểm tra giấy phép khai thác của các đơn vị ở đây cũng như kiểm tra thực địa ranh giới, 3 công ty có giấy phép làm titan cũng nỗlực hoàn thổ, trồng rừng theo đúng quy trình cam kết. Ở đâycó các dạng rừng 5 năm tuổi, 3 năm tuổi và thảm thực vật vừa mới trồng trong khoảng 1 năm.

Sở NNPTNT tỉnh Quảng Bình cho biết đã có hơn 50 ha rừng trồng lên xanh tốt, chủ yếu là cây keo tràm. Ghi nhận của người dân xã Sen Thủy cho biết, ở khu vực Bàu Tràm trước đây chưa khai thác titan thì rừng phòng hộ ít, cát trắng nhức mắt, cây mua dại từng cụm, sau khi được hoàn thổ và trồng rừng, chỉ mới 3 năm cây tràm đã lên thành rừng, bên trong thảm rừng này xuất hiện thỏ, cáo, chồn, gà rừng. Các hồ nước có lượng cá tự nhiên về nhiều, người dân đánh bắt thủ công tốt hơn trước.

Ông Trương Nguyên Đức, một người dân ở đây cho biết, hồ nước trong vùng khai thác titan sau khi có thảm thực vật xung quanh thành rừng xanh ngút ngát thì vịt trời, bồng, le le, gà nước… kéo về rất nhiều. Các doanh nghiệp khai thác titan trồng rừng tốt như thế này, nguồn nước đảm bảo thì người dân ủng hộ để có rừng ngày càng nhiều hơn.

Khu vực từng khai thác titan nay rừng xanh ngắt có đường băng phòng cháy rải bằng đất đỏ

Ông Đặng Xuân Huề, trưởng Ban quản lý các dự án khai thác titan Quảng Bình cho biết, các doanh nghiệp khai thác trồng rừng theo kiểu cuốn chiếu, khai thác đến đâu hoàn thổ trồng trả lại rừng chỗ đó, nơi nào rừng chết thì chi tiền mua giống về trồng thay thế đến lúc sống tốt chứ không bỏ bê. Bãoquật đổ cũng chi phí trồng lại.
Các doanh nghiệp phải nộp tiền ký quỹ trồng rừng, mỗi héc ta trước khi khai thác phải đóng quỹ 72 triệu đồng.Rừng trồng mới, được giám sát bởi kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình, sau 3 năm mới nghiệm thu theo tiêu chuẩn, nếu đạt doanh nghiệp khai thác titan, mới được nhận lại tiền ký quỹ. Hiện tại có 30ha đang được thiết kế để trồng bài bản theo hướng hiện đại hóa lâm nghiệp.

Một góc khu rừng 3 năm tuổi sau khi khai thác titan. Nguồn nước tự nhiên trong vắt

Đánh giá việc rừng trồng sau khai thác titan ở Sen Thủy và Ngư Thủy Nam lên tốt sau 3 đến 5 năm, ông Nguyễn Văn Lương, chuyên gia môi trường của tổ chức Bảo tồn Động thực vật Quốc tế (FFI) nói: “Có nhiều yếu tố, đầu tiên là kỹ thuật trồng cây có bón lớp phân lót trước khi trồng, sau đó vào mùamưa người ta bón thúc. Kỹ thuật trồng được thiết kế theo đúng quy trình lâm nghiệp về trồng rừng chắn cát ven biển. Ngoài ra, chất đất lớp mặt lâu ngày phong hóa, sau khai thác titan trộn đều chất dinh dưỡng trong cát, tạo thổ nhưỡng tốt nên rừng phát triển nhanh.

Rừng phát triển được lại giữ nguồn nước trong cát tuần hoàn nên nước không bị bốc hơi, vào mùa hè khu vực này nước vẫn dồi dào, cây rừng cứ thế phát triển mà không sợ bị hạn nặng.

Theo Sở TNMT Quảng Bình, có 3 doanh nghiệp khai thác titan trên địa bàn đã bị rút giấy phép vĩnh viễn vì đã không hoàn thổ và trồng rừng đúng quy trình kiểu cuốn chiếu. Sở này khẳng định, chỉ những đơn vị nào trả lại rừng tốt và ký quỹ để ràng buộc thì mới chấp nhận giấy phép.

Quốc Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
38 phút trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quảng Bình: Rừng xanh sau khai thác titan, vì sao?