Liên quan đến việc hệ thống siêu thị Big C thuộc Cetral Group của Thái Lan ngừng nhập hàng của 200 doanh nghiệp dệt may Việt Nam khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Phải chăng cần có quy định về tỉ lệ phân phối hàng hoá trong các chuỗi siêu thị nước ngoài để bảo vệ hàng hoá trong nước như các nước đang thực hiện?

Quy định về tỉ lệ phân phối hàng nội địa Việt Nam trong siêu thị ngoại có cần thiết?

07/07/2019, 16:03

Liên quan đến việc hệ thống siêu thị Big C thuộc Cetral Group của Thái Lan ngừng nhập hàng của 200 doanh nghiệp dệt may Việt Nam khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Phải chăng cần có quy định về tỉ lệ phân phối hàng hoá trong các chuỗi siêu thị nước ngoài để bảo vệ hàng hoá trong nước như các nước đang thực hiện?

Ảnh minh họa từ Internet

Tại một số nước ở khu vực châu Á như Ấn Độ, Indonesia…, chính phủ đã đưa ra những quy định về tỉ lệ hàng nội địa phân phối trong các siêu thị. Cụ thể, tại Ấn độ, giới chức địa phương yêu cầu các hệ thống bán lẻ nước ngoài phải bày bán 30% số hàng hóa được sản xuất tại Ấn Độ. Đặc biệt là hàng hóa từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã nông nghiệp.

Trong khi đó, để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trong nước cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ từ các nước khác, từ năm 2013, Bộ thương mại Indonessia đã đưa ra những quy định chặt chẽ về việc bán hàng nội địa. Theo đó, Indonessia quy định, các trung tâm mua sắm và cửa hàng bán lẻ hiện đại cần đảm bảo rằng, các sản phẩm sản xuất nội địa sẽ chiếm 80% số lượng hàng hóa được giao dịch. Trong một số trường hợp đặc biệt, các nhà bán lẻ được phân phối lượng hàng nội địa thấp hơn. Tuy nhiên, những trường hợp này phải được Bộ thương mại cấp phép.

Tại Việt Nam, Bộ Công Thương cho biết, hiện chưa có bất kỳ quy định cụ thể nào về tỷ lệ phân phối hàng nội địa tại tất cả các chuỗi siêu thị nước ngoài.

Chia sẻ với báo giới về vấn đề này, TS. Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính sách cho biết, hiện Việt Nam không có quy định yêu cầu các chuỗi bán lẻ trên thị trường Việt Nam phải bán bao nhiêu phần trăm hàng hóa Việt Nam. Và cũng không cần thiết phải có quy định đó.

Bởi vì chất lượng sản phẩm sẽ quyết định việc siêu hị có phân phối mặt hàng đó hay không. Chúng ta có thể hình dung rằng, 1 chuỗi siêu thị của Nhật chỉ bán hàng Nhật, chuỗi siêu thị hàn Quốc chỉ bán hàng Hàn Quốc… và điều đó nó làm nên cái đặc thù.

Tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam vào tháng 5.2019, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, tại một số siêu thị và kênh phân phối hiện đại có tới 80-90% là hàng Việt. Trong các siêu thị, tỉ lệ hàng Việt chiếm đến trên 90% và từ 60% trở lên ở các kênh bán lẻ truyền thống.

Bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ cũng cho biết, tại Việt Nam, giống như các chuỗi bán lẻ thuần Việt, hiện nay trong các hệ thống bán lẻ nước ngoài tỉ lệ hàng Việt vẫn cao hơn so với hàng nhập ngoại. “Nguồn hàng cung cấp cho các nhà bán lẻ phần lớn là hàng Việt Nam với tỉ lệ cao từ 60% đến hơn 90%”, bà Loan cho hay.

Cũng theo bà Loan thì từ trước tới nay, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài luôn bán song song hàng hóa của cả quốc gia sở hữu và hàng hóa của nước sở tại. Tại nhiều siêu thị, tỉ lệ hàng nội địa còn chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với hàng ngoại nhập, bởi nó phụ thuộc vào nhu cầu người tiêu dung nội địa.

Theo NCĐT

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quy định về tỉ lệ phân phối hàng nội địa Việt Nam trong siêu thị ngoại có cần thiết?